Sau đây là một vài so sánh về tính năng và giá thành của một số thiết bị chống trộm và định vị xe máy.
Khoá xe khiêm remote tìm xe: 2 triệu đồng
Thông thường khi trang bị khoá chống trộm, một số hãng sẽ hỗ trợ tính năng tìm xe trong bãi xe. Tuỳ vào nhu cầu của người dùng mà có thể điều chỉnh xe chỉ nhá đèn xi nhan hoặc lắp thêm một loa nhỏ.
Tính năng này được nhà sản xuất bán kèm với các mẫu xe khi xuất xưởng với giá chênh lệch tầm 2 triệu đồng.
Mã hoá khoá, thay khoá mới: hơn 5 triệu đồng
Một bộ mã hoá khoá thông thường được chào bán trên mạng với giá 5 triệu đồng. |
Tính năng mã hoá khoá chỉ được trang bị trên các dòng xe cao cấp. Hiện tại, một bộ sản phẩm này có giá từ 5 triệu đồng cho việc thay mới IC (bộ mã hoá trên xe). Ngoài ra, người dùng cần làm lại chìa khoá phụ với giá 450.000 đồng.
Trong khi đó, các thiết bị mã hoá chống trộm trên xe chỉ bán với giá chưa bằng một nửa. Một số loại khoá cao cấp sử dụng giao kết Bluetooth 4.0 LE cho khả năng bảo mật cao. Đây là loại sóng Bluetooth thế hệ thứ 4 tiết kiệm điện năng mới nhất, có mặt trên các mẫu smartphone.
Ngoài ra, các thiết bị khoá chống trộm Bluetooth trên xe sau khi kết nối với smartphone (pair), sẽ có thể sử dụng như một chìa khoá (hoặc sử dụng tin nhắn, cuộc gọi, tag Bluetooth kèm theo). Một khi thay đổi thiết bị người dùng cũng không mất nhiều chi phí như làm chiếc chìa khoá mã hoá mới.
Định vị xe GPS: 3 đến 4 triệu đồng
Hiện nay, đa phần các thiết bị chống trộm đều trang bị thêm tính năng định vị để dễ dàng quản lý, bảo vệ xe máy. Tính năng này cũng được các doanh nghiệp có đội xe giao nhận hàng sử dụng để giám sát hoạt động của đội xe, tối ưu hoá lợi nhuận bằng cách thông báo lịch trình cũng như bổ sung đơn hàng mới nhanh chóng mà không phải tốn quá nhiều chi phí viễn thông liên lạc.
Với người dùng phổ thông, khi trang bị tính năng định vị, xe được bảo vệ hai lớp. Trong trường hợp bị cướp, lấy cả xe và chìa khoá, người dùng vẫn có khả năng tìm lại xe nhờ thông tin định vị với độ chính xác trong bán kính 2 m.
Mức giá trung bình cho một GPS cầm tay thuộc loại phổ thông hiện nay vào khoảng 3 đến 4,7 triệu đồng. Nếu muốn có thêm nhiều tính năng như chống thấm nước, la bàn điện tử,… người tiêu dùng phải bỏ ra 6,5 đến 8,7 triệu đồng.
Các sản phẩm khác
Hình ảnh ứng dụng quản lý trạng thái hoạt động xe máy của thiết bị chống trộm Smartbike. Ảnh: Smartbike. |
Bên cạnh một số sản phẩm chuyên dụng, thị trường cũng xuất hiện nhiều thiết bị chống trộm xe chuyên dụng, đi kèm với phần mềm điều khiển.
Ví dụ, thiết bị Smartbike, người dùng có thể sử dụng ứng dụng kèm theo trên di động hoặc truy cập thông tin định vị trên nhiều nền tảng khác nhau như laptop, smart TV, tablet,… để nhanh chóng truy cập thông tin của xe.
Hệ thống quản lý xe được cung cấp hoàn toàn miễn phí có thể giúp doanh nghiệp và người dùng cá nhân dễ dàng ghi nhận lộ trình sử dụng xe hàng tháng. Các thông tin như số lần dừng đỗ, thời gian sử dụng xe, nhiên liệu tiêu thụ ước tính, ước tính hiệu suất xe. Ngoài ra, các thông tin vận tốc xe và trạng thái xe hiện tại được cập nhật tức thời (real time) khiến việc quản lý xe máy cho các chủ doanh nghiệp trở nên dễ dàng.
Các thông tin trên còn có thể trích xuất để lưu trữ dưới dạng báo cáo Excel hoặc tài liệu PDF
Song điểm cơ bản khiến người dùng quyết định có lắp thiết bị chống trộm cho xe máy của mình không hầu hết là mong muốn bảo vệ tài sản. Ở điểm này, các thiết bị chống trộm sử dụng mã hoá tân tiến (Bluetooth) giữ ưu thế hơn các loại khoá từ trang bị sẵn trên xe máy. Hầu hết ổ khoá trang bị sẵn đều có thể bị vô hiệu hoá nhanh chóng trong vòng vài giây dù có khoá cổ hay sử dụng nắp khoá từ.