Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lật lại lịch sử 5 lần Brazil mất trụ cột tại World Cup

Sự vắng mặt của Neymar có thể là "điềm gở" với người Brazil bởi trong lịch sử, có đến 4/5 lần Selecao thất bại khi mất đi cầu thủ trụ cột.

1. Leonidas - Pháp 1938

Leonidas đã thi đấu rất hay tại World Cup 1938. Ảnh: AP.
Leonidas đã thi đấu rất hay tại World Cup 1938. Ảnh: AP.

Trên đất Pháp, Leonidas đã thi đấu cực hay với 7 bàn thắng để trở thành vua phá lưới World Cup năm đó, nhưng niềm vui của ông không trọn vẹn. ĐT Brazil phải đá lại trận tứ kết với Tiệp Khắc (ở trận đầu tiên hòa 1-1). Do muốn giữ sức cho Leonidas nên HLV Pimenta không để "kim cương đen" vào sân từ đầu. Nhưng đến cuối trận, Leonidas vẫn dính chấn thương. Trong trận bán kết gặp Italia, HLV Pimenta bị nghi ngờ khi không cho Leonidas vào sân dù ông vẫn có thể thi đấu. Do không có Leonidas cũng như phải đá với lịch quá dày (3 trận/ 6 ngày), ĐT Brazil đã để thua Italia với tỷ số 1-2. Sau đó, Italia vô địch còn Brazil chỉ về ba.

2. Pele - Chile 1962

Pele không đóng góp được gì nhiều trong chức vô địch của Brazil tại World Cup 1962.
Pele không đóng góp được gì nhiều trong chức vô địch của Brazil tại World Cup 1962. Ảnh: AP.

Từng giúp ĐT Brazil vô địch World Cup 1958 khi mới 17 tuổi, Pele được kỳ vọng sẽ là người dẫn dắt Selecao bảo vệ thành công ngôi vô địch bốn năm sau đó. Pele không hoàn toàn bình phục chấn thương nên chỉ thi đấu được hai trận đầu tiên tại World Cup 1962. Tuy nhiên, Brazil vẫn lên ngôi vô địch trên đất Chile nhờ sự tỏa sáng của Garrincha.

3. Pele và Garrincha - Anh 1966

Pele có thêm một kỳ World Cup nữa phải vật lộn với chấn thương.
Pele có thêm một kỳ World Cup nữa phải vật lộn với chấn thương. Ảnh: AP.

Khi bộ đôi này có mặt trên sân, Brazil không hề biết đến thất bại. Ngay ở trận mở màn, Pele và Garrincha đã giúp Brazil vượt qua Bulgaria, song cái giá các vũ công samba phải trả khá đắt khi Pele dính chấn thương. Đến trận thứ hai, Garrincha không thể giúp Brazil thoát thua trước Hungary mà không có Pele, đồng thời bản thân Garrincha cũng dính chấn thương đầu gối. Đến trận cuối cùng gặp Bồ Đào Nha, Garrincha vắng mặt còn Pele vẫn ra sân dù chưa bình phục. Kết quả, Brazil thua trận khi Bồ Đào Nha được trọng tài ưu ái bỏ qua khá nhiều lỗi vào bóng với Pele. Selecao bị loại ngay từ vòng bảng còn Pele tập tễnh rời sân sau khi trận đấu kết thúc.

4. Zico - Mexico 1986

Zico không đạt phong độ tốt nhất khi phải thi đấu trong tình trạng chấn thương.
Zico không đạt phong độ tốt nhất khi phải thi đấu trong tình trạng chấn thương. Ảnh: AP.

Trên đất Mexico năm 1986, Zico vẫn được thi đấu dù đang chấn thương khi mang trên lưng chiếc áo số 10. Zico bị đau suốt từ năm 1985 sau pha va chạm với Marcio Nunes, nhưng ĐT Brazil vẫn rất cần sự phục vụ của ngôi sao sáng nhất của họ lúc đó. Trong cả ba trận ở vòng bảng lẫn trận tứ kết gặp ĐT Pháp, Zico đều chỉ ra sân từ băng ghế dự bị. Trong trận tứ kết, Zico bỏ lỡ một cơ hội ăn bàn để rồi sau đó, Brazil bị Pháp vượt qua trên loạt penalty định mệnh.

5. Ronaldo - Pháp 1998

Đến bây giờ nguyên nhân cơn co giật của Ronaldo vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ảnh: AP.
Đến giờ nguyên nhân cơn co giật của Ronaldo vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ảnh: AP.

60 năm sau vụ Leonidas, ĐT Brazil lại dính vào một nghi án khác. Trên đất Pháp, Ronaldo đã thi đấu rất hay khi giúp ĐT Brazil lọt vào chung kết. Tuy nhiên ngay trước đêm diễn ra trận chung kết, Ronaldo bất ngờ bị co giật mà cho đến tận bây giờ, truyền thông vẫn không thể tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Dù vậy, Ronaldo vẫn được ra sân trong trận chung kết gặp chủ nhà Pháp. Anh đá vật vờ như một cái bóng, và ĐT Pháp vượt qua Brazil với tỷ số 3-0 để lên ngôi vô địch.

http://bleacherreport.com/articles/2120881-neymar-not-the-only-brazil-star-to-suffer-world-cup-injury-heartache/page/6

Phạm Chi

Bạn có thể quan tâm