Trong cái nắng, nóng thời gian gần đây của Sài Gòn, lẩu riêu cua bắp bò, món ăn đứng đầu trong danh sách những món ăn giải nhiệt mùa hè của Hà Nội đang được nhiều thực khách đánh giá cao.
Lẩu riêu cua bắp bò gồm hai phần chính là nước dùng nấu từ cua đồng và bắp bò. Ngoài ra, còn có các loại rau xanh như mồng tơi, rau muống, đậu hủ non, trứng vịt lộn và bánh đa cua. Đặc biệt, tại quán, món lẩu này còn đính kèm chả cua đồng.
Cách chế biến chả cua như sau. Cua xay, lọc lấy thịt, nấu sôi để kết lại thành khối. Dùng chày quết nhuyễn phần thịt cua vừa kết dính với phần thịt ngon nhất của con heo. Thêm ít tiêu, hành tạo nên món chả cua thơm mềm, dai mịn.
Cua tại quán được xử lý khá kỹ trước khi chế biến như: rộng vài ngày để cua sạch bùn đất, tách riêng gạch, xay nhuyễn thịt, lọc lấy nước và nấu. Cầu kỹ và công phu như thế nên quán rất tự tin khi để nước dùng chỉ là nước lọc cua thêm chút dấm bỗng, gia vị vừa ăn, không phi hành, tỏi, cà chua hay màu điều như các quán khác.
Điểm trừ của loại nước dùng này là không có hương thơm khó cưỡng, màu sắc bắt mắt. Bù lại, nước dùng có vị ngọt, vị hăng đặc trưng của nguyên liệu mà không thể thay thế bởi bất cứ gia vị nào.
Đun sôi nước dùng, mùi riêu cua, vị dấm bỗng len qua khứu giác, đánh thức dạ dày. Từ tốn đập thêm quả trứng vịt lộn để tăng vị ngọt cho nước; thêm rau, đậu hủ, bánh đa cua, chả cua cho nồi lẩu đầy đặn. Cuối cùng, múc từng ít một các thành phần ra chén, nhúng thịt bò, rồi cảm nhận vị ngon của từng loại nguyên liệu.
Một phần lẩu như thế đủ ăn cho hai người. Ba người chỉ hơi ngót bụng. Bạn nên kêu thêm đĩa rau sống hay bánh đa cua để đảm bảo chắc dạ.
Lẩu mắm cá kèo ăn kém với các món rau dành cho lẩu mắm. |
Cá kèo vẫn còn sống nhờ cách làm đông lạnh. |
Địa chỉ: 43 Phạm Ngọc Thạch, Q.3 và 11 Phạm Viết Chánh, Q. 1