Đàn khỉ Nhật Bản ở Lauceston sẽ bị triệt sản vì lo ngại phối giống cận huyết. |
10 cá thể trong đàn khỉ Nhật Bản ở công viên thành phố Launceston (bang Tasmania, Australia) được trao tặng từ thành phố kết nghĩa Ikeda (Nhật Bản) vào năm 1981.
Tại cuộc họp của Hội đồng thành phố Launceston hôm 12/12 (giờ địa phương), một cuộc bỏ phiếu về quyết định triệt sản đàn khỉ nói trên đã được thông qua với 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống.
Quyết định nói trên được đưa ra sau khi Hội đồng thành phố Launceston nhận thông tin về tình trạng sảy thai và thai chết lưu trong đàn khỉ, theo Guardian.
"Chúng tôi biết cộng đồng Launceston rất quan tâm đến phúc lợi của bầy khỉ ở công viên thành phố", Thị trưởng Matthew Garwood của Launceston nói. "Các nhân viên chăm sóc chúng và ủy viên hội đồng thành phố cũng dành cho bầy khỉ tình cảm tương tự".
Tuy nhiên, "việc không thể đưa thêm nguồn gene mới vào và những tác động nghiêm trọng lên các cá thể trong bầy khiến chúng tôi phải nghiêm túc cân nhắc đến tương lai đàn khỉ", ông Garwood giải thích.
Thị trưởng Matthew Garwood của thành phố Lauceston, bang Tasmania, Australia. Ảnh: Hội đồng thành phố Launceston. |
“Quyết định này rất khó khăn nhưng nó ưu tiên phúc lợi của đàn khỉ để chúng ta có thể giữ chúng khỏe mạnh và vui vẻ nhất có thể trong thời gian dài nhất có thể", ông Garwood nói thêm. "Những chú khỉ vẫn sẽ ở đó với chúng ta trong vài thập kỷ tới. Chúng ta sẽ tiếp tục chăm sóc chúng với tiêu chuẩn cao nhất có thể".
Thị trưởng Garwood cũng nói rằng ông sẽ viết thư cho thị trưởng thành phố Ikeda để giải thích về quyết định này.
Sau hơn bốn thập kỷ sống tại công viên thành phố Launceston, đàn khỉ Nhật Bản đã trở thành đối tượng tham quan độc đáo đối với khách du lịch kể từ khi chuồng khỉ mở cửa cho công chúng đến xem.
Vào năm 2000, đàn khỉ được phát hiện đã mắc virus viêm gan B và có dấu hiệu lây nhiễm. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về việc an tử cho bầy khỉ này không được ủng hộ.
Mối lo ngại về việc thiếu đa dạng di truyền đã gia tăng trong những năm gần đây. Luật an toàn sinh học Australia ngăn chặn việc nhập khẩu các loài này, với lời khuyên cho hội đồng thành phố rằng họ nên chú ý khẩn cấp đến việc quản lý chúng.
Theo các bác sĩ thú y, giải pháp tối ưu là tiến hành phẫu thuật kiểm soát sinh sản cho các cá thể đực thay vì tiêu hủy hay triệt sản những cá thể cái.
Hội đồng thành phố Launceston cũng lo ngại rằng việc tiếp tục sinh sản sẽ khiến khu vực nuôi nhốt trở nên đông đúc và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các cá thể khỉ.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.