Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lấy nước giếng ở nghĩa trang để sinh hoạt

Biết chắc chắn bị ô nhiễm nhưng người dân Phước Đồng, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) không còn cách nào khác buộc phải dùng nguồn nước duy nhất ngay ở cổng nghĩa trang trong xã.

Đã hơn 10 năm nay người dân xung quanh khu vực nghĩa trang Phước Đồng , thuộc thôn Phước Thượng xã Phước Đồng thành phố Nha Trang, một vùng luôn khô hạn, thiếu nguồn nước sạch, sống nhờ vào nguồn nước duy nhất là cái giếng nước bên cạnh nghĩa trang, mặc dù biết rằng nguồn nước này chắc chắn là ô nhiểm, nhưng những người dân nghèo nơi đây không còn cách nào khác vì nó là cái giếng nước duy nhất nơi đây. Cái bồn chứa nước trên cao nằm sát bên bờ tường nghĩa trang để xã nước xuống theo đường ống cho bà con lấy nước.
Hơn 10 năm nay các làng quanh khu vực nghĩa trang Phước Đồng, thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng (Nha Trang, Khánh Hòa) luôn khô hạn, thiếu nguồn nước sạch. Người dân sống nhờ vào nguồn nước duy nhất là giếng bên cạnh nghĩa trang. Ngay ngoài cổng là một bồn chứa nước trên cao tích nước từ giếng để xả nước xuống theo đường ống cho bà con.
Đây là cái giếng nước và cái máy bơm bên cạnh nghĩa trang.
Một số người dân cho hay, dù biết rằng nguồn nước này chắc chắn ô nhiễm nhưng không còn cách nào khác vẫn phải dùng vì đó là giếng nước duy nhất.
Những ngôi mộ và cái giếng nước chỉ cách nhau một bức tường.
Những ngôi mộ và giếng nước này chỉ cách nhau một bức tường.
Người dân đến đây lấy nước bằng những bồn chở trên xe máy hoặc gánh bằng những thùng nhựa trước kia là những thùng sơn.
Người dân đến đây lấy nước bằng những bồn chở trên xe máy hoặc gánh bằng thùng nhựa.
Cô gái này sáng nay gánh được đôi thứ ba thì hết nước.
"Chủ yếu tôi lấy nước về chỉ để tắm giặt, chứ không dám ăn uống", cô gái trong ảnh nói.
Vì đây là một cái giếng rất sâu nhưng lại rất ít nước, nên người dân phải chờ qua một đêm cho nó tích nước sáng hôm sau mới bơm nước lên bồn được và lấy nước được.
Giếng nghĩa trang sâu nhưng lại rất ít nước, thông thường người dân phải chờ qua một đêm cho tích nhiều lên để sáng hôm sau bơm lên bồn và lấy nước mang về. Nước ở đây được lấy miễn phí. Nếu đi mua một đôi thùng nước sạch dùng để nấu ăn do nhà máy cấp thoát nước thì giá 1.000 đồng/thùng nhưng phải đi gánh về, nhà nào gần nhất cũng phải cách 500 m.
.
Những năm 80 giếng này được đào để lấy nước phục vụ việc xây mộ nhưng hơn 10 năm trở lại đây, người dân khu vực này càng lúc càng đông hơn khiến không thể cung cấp đủ nước. Cụ bà hơn 80 tuổi này cho biết, nhà cụ ở sâu phía trong nghĩa trang và không có nước.
Có những hôm họ phải chắc chiu từng dòng nước nhỏ vào bình để mang về.
Nhà nghèo, không có điều kiện đi xa mua nước nên hàng ngày cụ vẫn lấy nước này đun sôi lên và dùng cho việc nấu nướng ăn uống.
Nước từ giếng cũng được những người thợ dùng để mài làm bia mộ.
Nước từ giếng cũng được những người thợ dùng để mài làm bia mộ...
Nhứng người trông coi mộ dùng nguồn nước này tưới cây hàng ngày cho những ngôi mộ trong nghĩa trang.
hay để người trông coi mộ tưới cây hàng ngày.
Lấy được bình nước nhỏ bà cụ đang đi về nhà mình trong nghĩa trang.
Cảnh lấy nước từ nghĩa trang đi bộ về nhà dùng như thế này đã 10 năm nay.
Chị phụ nữ này phải chạy đi mua đôi thùng nước sạch về dùng.
Một phụ nữ phải chạy xe đi mua hai thùng nước sạch về dùng.
Đường ống chính của nhà máy cấp nước đã vào đến xã Phước Đồng , cách khu nghĩa trang khoảng nữa cây số, nhưng những đường ống nhánh vào nhà dân thì chưa có, vì người dân nơi đây vẫn còn nghèo quá, đa phần là lao động , thợ hồ xây mộ…v.v.. làm bữa nào ăn bữa đó, nên không có tiền để kéo đường ống và đồng hồ nước. cho nên cái giếng vẫn là cứu cánh cho cho việc sinh sống nơi vùng khô cằn này.
Đường ống chính của nhà máy cấp nước đã vào đến xã Phước Đồng, cách khu nghĩa trang gần 1km nhưng những đường ống nhánh vào nhà dân thì chưa có. Một người cao tuổi tại xã cho biết, chủ yếu vì người dân nơi đây còn nghèo quá, đa phần là lao động, thợ hồ xây mộ... "Làm được bữa nào ăn bữa đó, nên không có tiền để kéo đường ống và đồng hồ nước", ông nói.

Huỳnh Văn Nam

Bạn có thể quan tâm