Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Nhiều lần trong buổi biểu diễn tối 12/9, cô ca sĩ "Chênh vênh" hát nhầm, quên nhạc, phải "thế" bằng những tiếng ậm ừ.

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Nhiều lần trong buổi biểu diễn tối 12/9, cô ca sĩ "Chênh vênh" hát nhầm, quên nhạc, phải "thế" bằng những tiếng ậm ừ.

>>Thiếu kinh phí, Lê Cát Trọng Lý không làm show ở Hà Nội

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Không có sân khấu hoành tráng, cũng chẳng có những bộ trang phục lộng lẫy, Lý xuất hiện với quần jeans đen và áo sơ mi trắng rộng thùng thình. "Tài sản" của cô là ban nhạc và đôi ba nhạc cụ, phong trần và giản đơn đúng với phong thái của một kẻ du ca.

Khán phòng Nhạc viện TP.HCM tưởng nhỏ, hóa ra vẫn là khá lớn đối với Lý. Mà hễ đứng trước đám đông khán giả Lý lại run. Mỗi khi run cô lại quên lời, dù đó là bài hát mình viết ra. Bằng chứng là với bài hát mở màn quen thuộc Trời ơi, cô "tự dưng lại quên mất tiêu khúc cuối". Những bài hát sau có đôi chỗ "tái phạm", có khi phải dạo nhạc khá lâu vì bối rối. Nhưng khán giả không hề "trách" mà còn tỏ ra thích thú với những lời "thú tội" dễ thương, những câu chuyện, những lời lý giải chỉ có thể là Lý.

Với hơn 20 bài hát có bài đã khá quen thuộc với khán giả yêu thích âm nhạc mộc mạc và trầm lắng của cô như Chênh vênh, Ghen, Mùa yêu, Nghe tôi kể này, Cơn bão nghiêng đêm, Lúng ta lúng túng,… hay có những bài đã lâu cô không hát như Con đường lạ, viết năm 19 tuổi, tới bài Bình minh mà cô chia sẻ là được đặt tên vì cảm giác giống bình minh, chứ không hề ăn nhập với nội dung; hay bài Không tên mà bạn bè vẫn gọi vui là Kiếp đỏ đen 2. Đặc biệt, Lý đã giới thiệu ca khúc Bài ca Tây Tạng, với ca từ hoàn toàn không có tiếng Việt, nhịp điệu khá rộn rã so với phong cách thường thấy ở cô.

Âm thanh da diết của dương cầm, trầm trầm của bass, réo rắc của violon hay sôi nổi, ngẫu hứng của trống hòa quyện vào lời ca trong trẻo, du dương của Lý mang đến cho khán giả một đêm nhạc đầy màu sắc và nhiều cảm xúc. Các bản nhạc được trình diễn dưới lớp áo mới, sống động, trẻ trung hơn.

Người nghe như "trôi" vào câu chuyện ngẫu hứng, chứ không phải bất cứ sự sắp đặt hoàn hảo nào: tự sự với Nghèo, Nghe tôi kể này, Độc đạo,; da diết và thiền với Cười Adam, Ghen, hay "bạo liệt" Chuyến xe, Cơn bão nghiêng đêm, Như là,... , bị thu hút bởi thứ âm nhạc ngọt ngào, kì diệu, đôi khi lại huyền hoặc, ma mị.

Khán phòng có lúc lặng thinh đến nghẹt thở, lúc lại ồ lên vì trò đùa, nét mặt tinh nghịch của Lý. Lý chia sẻ cô chỉ làm tốt việc hát, và cô sẽ tiếp tục làm cái việc mà cô cảm thấy "mình giỏi nhất", bởi xong Giấc mộng này cô sẽ "không ngừng chơi".

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Sau những màn trình diễn là những tràng vỗ tay không ngớt. Cô ca sĩ trẻ sung sướng, hát mà cứ ngỡ chưa bắt đầu.

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Không chỉ chinh phục khán giả bằng giọng ca trong trẻo, du dương, Lý còn khiến người nghe thích mê bởi lối trình diễn tự nhiên như không.

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời

Món quà cuối cùng cô gửi đến khán giả cũng chính là tác phẩm đã mang đến thành công và gắn với tên tuổi của cô, Chênh vênh.

Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Đôi lúc cô cao trào, thử tài làm chỉ huy dàn nhạc.

Đêm nhạc Vui tiếp theo tại TP. HCM sẽ được tổ chức vào ngày 14/9, cũng tại nhạc viện TP.HCM. Sau đó, cô sẽ biểu diễn tại Quy Nhơn ngày 17/9 và Đà Nẵng ngày 24/9.

Huyền Châu

Ảnh: Lê Cát Phương Nam - Vi Khánh

Theo Bưu Điện Việt Nam

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm