Tối 20/2, 17 "ông lợn" nặng từ 200 - 300 kg được chăm sóc đặc biệt sau đó rước vào đình làng tế thần tại lễ hội làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội).
Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù đã chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn để tham dự. Trước khi làm lễ rước, lợn được đem đi thịt rồi trang trí lên một lớp phủ bằng mỡ của chính con lợn đó.
Từ 17h ngày 20/2, các con hẻm trong La Phù đã rộn ràng tiếng cồng chiêng, tiếng trống đến từ các đoàn múa lân, xiếc trong xã.
18h đoàn rước bắt đầu.
Nhiều cụ ông, cụ bà xúng xính trong bộ quần áo đầy màu sắc đi dự lễ hội. Đối với nhiều người, mỗi lần lễ hội rước lợn diễn ra đều có cảm xúc khác nhau.
Đi đầu từng xóm là 2 lá cờ đại rồi đối chiêng rống, phường bát âm. Theo sau là bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút.
Kiệu rước lợn của thôn Quyết Tiến tiến vào đình. Năm nay các "chú ỉn" đều nặng từ 200 - 300 kg.
Tất cả các sản phẩm đều được trang trí bằng nhiều màu sắc.
Những tiết mục múa, văn nghệ diễn ra khắp mọi nơi khiến không khí trở nên rộn ràng.
Gần đến giờ làm lễ tế trong đình, dòng người đổ về khu vực này ngày càng đông đúc.
21h lễ bắt đầu được tiến hành tại đình làng với không khí trang nghiêm.
Nhiều người ngồi hai bên đình làng hàng giờ đồng hồ để xí chỗ, đợi giờ rước lợn.
Lễ được chuyển vào trong đình trước sự chứng kiến của trưởng lão và đông đảo người dân.
Do lợn nặng 200 kg đến 300kg nên việc di chuyển khá khó khăn.
Đối với nhiều thanh niên rước kiệu, được tham gia vào đội hình lễ đem lại nhiều may mắn, sung túc trong cả năm.
Năm nay, 6 xóm được chọn sẽ rước "ông lợn" vào phía sâu trong cung chính. Các xóm khác đặt ở gian ngoài.
Dân làng dù đã quen với nghi lễ này nhưng vẫn háo hức được tận mắt chiêm ngưỡng các "ông lợn" tiến vào đình.
Khi vào đến cung cấm, không ai được vào bên trong. 0h đêm ngày 14 bắt đầu nghi thức tế lễ và đến 6h sáng tiến hành nghi thức xẻ lộc cho tất cả các hộ trong làng.
Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng.
Theo lệ làng, đúng 13 tháng Giêng hàng năm người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.
Sau đó, nhưng con lợn này sẽ được đưa đến nhà các ông Đám (gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho xóm đó) rồi được làm thịt, trang trí đẹp và đưa lên kiệu đợi giờ đẹp để rước ra đình làm lễ dâng tế.
Sau nhiều tranh cãi và có lệnh cấm, dân làng Ném Thượng (Bắc Ninh) vẫn thực hiện nghi thức chém lợn bằng thủ đao nhưng làm kín, không người nào được chứng kiến.
"Chém lợn là lễ hội có truyền thống mấy trăm năm, là đời sống của người dân làng Ném Thượng. Không thể nói bỏ là bỏ ngay được", Phó giám đốc Sở Văn hóa Bắc Ninh nói.
Tối 3/3, hội rước lợn La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) trở nên náo nhiệt bởi sự xuất hiện của đoàn múa lân sư rồng. Sau các tiết mục biểu diễn, đội đến từng nhà để xin "lì xì" đầu năm.