Lễ hội vỗ béo lợn rồi xẻo thịt ở Đài Loan gây tranh cãi
Thứ bảy, 4/2/2017 15:24 (GMT+7)
15:24 4/2/2017
Sau Tết Nguyên đán 2017, lễ hội "lợn thần" ở Đài Loan vẫn diễn ra bất chấp chỉ trích từ các tổ chức bảo vệ động vật về việc vỗ béo lợn để thi thố và xẻo thịt để đưa đi diễu hành.
Mỗi dịp xuân về Tết đến, người dân tại thành phố Tân Bắc (đảo Đài Loan) lại đổ về quận Sanhsia để tham dự lễ hội "lợn thần".
Phong tục này có từ thời những người từ đại lục đến đảo Đài Loan. Họ nuôi béo lợn và tế thần để cầu xin thần linh bảo vệ người dân khỏi thú dữ và các tai ương khác. Năm nay, lễ tế heo diễn ra ngày 2/2.
Trong suốt một năm trước đó, người dân sẽ cố vỗ béo những con lợn của mình. Người có con lợn béo nhất sẽ thắng trở thành người chiến thắng khi mùa lễ hội về.
Những con lợn đã được nuôi béo sẽ bị xẻo thịt. Con lợn chiến thắng trong cuộc thi năm nay nặng 844 kg.
Sau khi xẻo thịt, người ta trang trí lên da lợn và đưa đi diễu hành trên đường phố của quận Sanhsia (Tân Bắc).
Các tổ chức bảo vệ động vật chỉ trích quá trình nuôi béo lợn là tàn bạo. Những con lợn thường được ép để nặng đến 800 kg trong khi khối lượng bình thường của một con lợn chỉ là 120 kg.
"Cũng như con người chúng ta, béo phì đối với lợn là một loại bệnh", Chen Yu-min, Giám đốc Hội Môi trường và Động vật Đài Loan, cho biết. Khi lợn bị béo phì, việc di chuyển của chúng bị hạn chế trong khi nội tạng bị căng lên.
"Ngoài quá trình nuôi béo, giây phút khi lợn bị xẻo thịt cũng tàn bạo và vô nhân tính", bà Chen chỉ trích.
Tuy nhiên, cư dân địa phương không chịu từ bỏ tập tục của họ.
"Đây là một phong tục của đền Tzu Shih Yeh tại Sanhsia. Chúng tôi không thể bỏ nó", Reuters dẫn lời ông Liu Ching-sheng, chủ con lợn thắng giải năm nay.
Bất chấp những chỉ trích, lễ hội năm nay vẫn thu hút rất nhiều người đến xem. Nhiều gia đình khác sẽ tiếp tục vỗ béo lợn của họ với mong ước việc nuôi được con lợn béo nhất sẽ là một điềm lành, báo hiệu năm mới may mắn, tốt đẹp.
Nhiều người Hàn Quốc đã ngưng ăn thịt chó nhưng khoảng 17.000 trang trại nuôi chó lấy thịt khiến các tổ chức hành động vì động vật còn rất nhiều việc phải làm.
Khi người dân Hàn Quốc ngày càng yêu quý và coi chó là con vật cưng, nhu cầu tiêu thụ thịt chó cũng giảm. Thịt chó đang trở thành món ăn kỳ lạ đối với nhiều người dân xứ kim chi.
Bầu cử năm 2012 là lần cuối Mỹ chứng kiến mô típ chính trị quen thuộc kéo dài hàng thập niên, khi chủ nghĩa dân túy bảo thủ của ông Trump đã thúc đẩy một kỷ nguyên hoàn toàn mới.