“Nhà sáng lập, người bạn và người cố vấn của chúng tôi, Dinh Q. Lê đã ra đi. Chúng tôi đau buồn khi thông báo điều này, và sẽ cần thời gian để gửi lời tưởng nhớ đến người nghệ sĩ đã luôn sát cánh với hành trình trưởng thành của Sàn Art bằng nhiều cách”, đại diện không gian nghệ thuật Sàn Art chia sẻ trên kênh thông tin của đơn vị.
Ngày 6/4, thông tin về sự ra đi của hoạ sĩ Lê Quang Đỉnh (Dinh Q. Lê) khiến giới mộ điệu, công chúng yêu nghệ thuật bàng hoàng, xót xa.
Được biết, nguyên nhân sự ra đi của Lê Quang Đỉnh là đột quỵ. Đột ngột rời xa thế giới, nghệ sĩ tài hoa này đã để lại cho nhân loại một gia tài nghệ thuật phong phú, có sức sống vượt thời gian.
Lê Quang Đỉnh được nhận xét là cánh chim đầu đàn của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Ảnh: FB/Dinh Q. Le. |
Nghệ sĩ ra đi, tác phẩm còn mãi
Trong cuốn Everyone Loves You When You’re Dead (tạm dịch: “Tất cả đều yêu quý bạn khi bạn ra đi”), tác giả Neil Strauss đã chứng minh quan điểm này thông qua câu chuyện của nhiều nghệ sĩ.
Tuy nhiên, trường hợp của hoạ sĩ Lê Quang Đỉnh không hẳn vậy. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của nghệ thuật đương đại Việt Nam từ khi còn sống, đạt nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực này, trình làng hàng loạt tác phẩm ấn tượng.
Lê Quang Đỉnh sinh năm 1968 tại Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Năm 10 tuổi, ông theo gia đình sang Mỹ học tập. Hoạ sĩ tốt nghiệp Đại học California chuyên ngành nhiếp ảnh, sau đó theo học tiếp nghệ thuật thị giác tại New York (Mỹ).
Chiến tranh là nguồn cảm hứng sáng tác lớn của Lê Quang Đỉnh. Ông khắc hoạ hình ảnh người dân Việt Nam đi qua những cuộc chiến đau thương qua các tác phẩm tranh đan.
Chiến tranh là đề tài chi phối sự nghiệp sáng tác của Lê Quang Đỉnh. Ảnh: FB/Dinh Q. Le. |
Dù thời kỳ đạn bom đã qua đi, những vết thương vẫn để lại sẹo, trở thành ký ức không thể quên của dân tộc. Loạt tranh đan này giúp hoạ sĩ để lại dấu ấn tại New York (Mỹ).
Không chỉ ám ảnh bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lê Quang Đỉnh còn trăn trở với tội ác diệt chủng Khmer Đỏ tại quê hương Hà Tiên. Nỗi đau thấm vào từng mẫu đất, từng trái tim con người nơi đây, tiếp tục trở thành suối nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ khi trở về Việt Nam hoạt động vào năm 1993.
Biển Đông Pishkun (2009) là một tác phẩm ấn tượng trong sự nghiệp sáng tác của Lê Quang Đỉnh. Hoạt cảnh 3D tái hiện hình ảnh những chiếc máy bay trực thăng lần lượt rơi khi quân đội Mỹ rút khỏi TP.HCM.
The Farmers and the Helicopters (tạm dịch: “Những người nông dân và máy bay trực thăng”) cũng là tác phẩm có ý nghĩa trong quá trình thực hành nghệ thuật của hoạ sĩ.
Giải thưởng Prince Claus Foundation do Hoàng gia Hà Lan trao tặng vào năm 2011 được xem như tấm huân chương sáng giá trên ngực trái, ghi nhận sự đóng góp của người nghệ sĩ Việt Nam.
‘Người nhà quê’ của hội hoạ
Nếu Nguyễn Bính được xem là “người nhà quê” của phong trào Thơ mới (theo nhận định của Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn Thi Nhân Việt Nam), thì Lê Quang Đỉnh lại được nhà báo Nguyễn Mỹ Linh nhận xét là “lão nông tri điền trên cánh đồng nghệ thuật”.
Lê Quang Đỉnh dành nhiều tâm sức cho không gian nghệ thuật Sàn Art. Ảnh: FB/Dinh Q. Le. |
Nhà báo Nguyễn Mỹ Linh chia sẻ trên trang cá nhân về lần đầu gặp gỡ hoạ sĩ tài ba này: “Khi ấy anh mới về Việt Nam, mang tiền cá nhân để nuôi Sàn Art và biến nó thành một nơi mới để giao lưu nghệ thuật, nhìn anh như một lão nông tri điền hiền lành”.
Không chỉ tổ chức hơn 30 triển lãm cá nhân tại nhiều quốc gia trên thế giới, Lê Quang Đỉnh còn là nhà đồng sáng lập Tổ chức nghệ thuật Việt Nam tại Los Angeles (Mỹ) và Sàn Art - khu trưng bày nghệ thuật độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên tại TP.HCM.
Dự án Sàn Art thể hiện tâm huyết của Lê Quang Đỉnh với nghệ thuật đương đại Việt Nam, cho thấy nỗ lực tạo ra bệ đỡ cho thế hệ nghệ sĩ trẻ. Trước khi đột ngột ra đi, hoạ sĩ tài hoa này vẫn liên tục chia sẻ các bài viết về những triển lãm, buổi trưng bày của Sàn Art.
2 ngày trước lúc tạm biệt nhân gian, Lê Quang Đỉnh còn đăng tải hình ảnh về studio hướng biển đang trong quá trình xây dựng. Không gian sáng tác còn dang dở này vẫn chưa có cơ hội chứng kiến quá trình lao động nghệ thuật hăng say của hoạ sĩ.
Chia sẻ với Tri thức - ZNews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.