Lễ hội đền Sái ở thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra từ 8h sáng đến 16h chiều ngày 11/1 âm lịch (18/2). |
Điểm nổi bật của lễ hội này là nghi thức rước vua, chúa bằng người thật. Người đóng vai vua, tượng trưng cho An Dương Vương trong lễ hội năm nay là cụ Ngô Đắc Trọng, 70 tuổi. |
Còn người đóng vai chúa là cụ Lê Đình Thuý, 71 tuổi. Để đảm bảo an toàn khi rước, chúa được dùng dây buộc chặt vào kiệu. |
Bên cạnh vua và chúa, lễ hội còn tổ chức rước 4 vị quan đại thần tượng trưng gồm quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. |
Buổi sáng, vua và chúa được rước từ đình về đền Sái. Năm nào, lễ hội cũng thu hút hàng nghìn người tham dự. |
Người dân hai bên đường đổ ra ban công để ngắm đoàn rước đi qua. |
Lễ hội đền Sái bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên nữ bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành. |
Màn chém gà bằng kiếm gỗ với chai tiết giả thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. |
12h trưa, đoàn rước bắt đầu đi từ đền trở về đình. Đây chính là thời điểm được mong chờ với các nâng, xoay kiệu chúa. |
Mỗi kiệu có 12 thanh niên trai tráng khiêng và liên tục thay người để có thể đảm bảo nâng kiệu, hô vang hay chạy nước đại. |
Dù đã được buộc chặt nhưng chúa nhiều khi cũng phải nghiêng ngả với những màn tung hê của các trai đinh. |
Một tay chúa nắm chặt tay vịn, một tay liên tục hua thanh gươm để khuấy động khí thế. |
Điểm mới của lễ hội năm nay là sự góp mặt của các chú lân với những màn nhảy lên cao đẹp mắt. |
Những màn nâng kiệu tạo không khí vui tươi suốt dọc đường đi. Các em nhỏ cũng được bố mẹ bắt chiếc nâng lên và công kênh như kiệu chúa. |
Khi trở về đình, vua và chúa tung cả xấp tiền lẻ để mọi người lấy lộc đầu năm. |