Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lịch các kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022

Năm nay, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức, thí sinh có thể lựa chọn tham gia nhiều kỳ thi riêng để đăng ký xét tuyển vào trường đại học.

Trong 3 ngày cuối tháng 2, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt thi đầu tiên của kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) năm 2022. Đợt thi này được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, cùng Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, ĐH Thái Nguyên.

Ngoài đợt 1, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức thêm 15 đợt thi đánh giá năng lực, kéo dài đến tháng 8. Trong đó, trường đã công bố lịch thi của 12 đợt. Cụ thể như sau:

Đợt thi

Thời gian mở cổng đăng ký

Ngày thi chính thức

Số chỗ dự thi

Địa điểm thi

201 Đã tổ chức


202 8h15, 14/2 18-20/3 3.100 Hà Nội, Hưng Yên
203 8h15, 24/2 24-27/3 5.500 Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên
204 8h15, 24/2 2-3/4 6.900 Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
205 8h15, 9/3 22-24/4 8.500 Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên
20610h, 12/37-8/58.500Hà Nội, Đà Nẵng
20710h, 12/321-22/58.500Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
20810h, 9/44-5/69.000Hà Nội, Nam Định, Nghệ An
209*10h, 9/418-19/610.000Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng
210*10h, 14/525-26/610.000Hà Nội, Thanh Hóa
211*10h, 14/516-17/710.000Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng
212*10h, 14/523-24/78.000Hà Nội, Nghệ An

(Thời gian các đợt 209, 210, 211, 212 có thể được điều chỉnh sau).

Đề thi gồm 150 câu, chia làm 3 phần Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - Xã hội (50 câu hỏi, 60 phút).

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh biết điểm luôn trên máy. Các em nhận giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Năm 2022, khoảng 50 trường đại học sẽ sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển.

Trong khi đó, năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực. Đợt 1 diễn ra vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tại 4 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Thí sinh có thể dự thi 2 đợt. Kết quả của đợt thi cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc bài thi gồm 3 phần - Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Năm nay, khoảng 80 trường xét tuyển bằng điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

ĐH Bách khoa Hà Nội lại chỉ tổ chức duy nhất một đợt thi Đánh giá tư duy. Đợt thi chính thức dự kiến diễn ra sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc một tuần.

Thí sinh làm bài thi tổ hợp trong 270 phút với 3 phần. Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút). Phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên Lý, Hóa, Sinh (90 phút). Phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng. Hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả 3 phần.

Thí sinh làm bài câu hỏi trắc nghiệm, trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của các sĩ tử.

Năm nay, 8 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển.

Năm 2022, lần đầu tiên, ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực để xét tuyển. Dự kiến, thí sinh dự thi vào ngày 7/5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả được công bố trước 25/5.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn là 90 phút, các môn còn lại 60 phút.

ĐH Sư phạm TP.HCM cũng tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến có 3-4 đợt. Đợt thi đầu tiên dự kiến diễn ra ngay tháng hai, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt có 6 bài thi, gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm, 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn có thời gian thi 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm, một bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội sẽ được ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ.

Bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh có thời gian làm bài 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Năm nay, Bộ Công an cũng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, đánh giá kiến thức THPT, khả năng phán đoán, suy luận.

Phần trắc nghiệm bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường công an nhân dân. Phần này tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT để tăng khả năng phân loại thí sinh.

Phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh, phù hợp với lĩnh vực công tác công an. Ở phần tự luận, thí sinh lựa chọn một trong 2 nội dung văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán.

Tổng thời gian làm bài là 180 phút, trong đó, phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

Kỳ thi được tổ chức tại các trường đại học, học viện khối công an mà thí sinh đăng ký xét tuyển, thời gian dự kiến sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc.

Bài thi đánh giá của Bộ Công an sẽ khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT

Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học của Bộ Công an gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, đánh giá kiến thức THPT, khả năng phán đoán, suy luận.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm