Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Lịch sử dấu chấm than - dấu câu sinh ra từ nỗi thất vọng

Học giả Hazrat tin rằng dấu chấm than sẽ chiến thắng thay vì bị che khuất bởi khối lượng biểu tượng cảm xúc, một phần nhờ vào sự đơn giản của nó.

Chúng ta có thể sử dụng nhiều dấu chấm than hơn trong cuộc sống chứ không phải ít hơn. Ảnh: Pexels.

Sự bùng nổ biểu tượng cảm xúc trên điện thoại thông minh và mạng xã hội mang đến hàng trăm lựa chọn thay thế cho dấu chấm than kiểu cũ. Mặt khác, một số nhân vật của công chúng lạm dụng dấu chấm than khiến không ít nhà phê bình cho rằng nó đã bão hòa trong diễn ngôn công khai.

Dù vậy, học giả văn học Florence Hazrat lập luận tùy theo sở thích mỗi người, chúng ta vẫn có thể sử dụng nhiều dấu chấm than. “Không chỉ dùng dấu chấm than trong tin nhắn, tôi còn cảm thán trong email, trên mạng xã hội và thư tay", bà Hazrat cho biết.

Sinh ra từ sự thất vọng

Dấu chấm than được hình thành vào thế kỷ XIV bởi học giả người Italy Alpoleio da Urbisaglia. Học giả Hazrat cho biết Urbisaglia cảm thấy rất khó chịu khi mọi người đọc kịch bản với giọng điệu đều đều ngay cả khi nó được viết để khơi gợi cảm xúc.

Để khắc phục điều này, Alpoleio da Urbisaglia đề xuất một dấu chấm kết hợp và dấu nháy đơn trong chuyên luận The Art of Punctuating (tạm dịch: Nghệ thuật chấm câu).

Dù vậy, theo bà Hazrat phải mất nhiều năm, mọi người mới học cách thức và thời điểm sử dụng dấu chấm than. Ban đầu, các học giả nhầm lẫn nó với dấu chấm hỏi. Báo chí dần dùng dấu chấm than từ thế kỷ XV song các nhà in vẫn chưa biết lúc nào thì nên cho dấu câu này vào - nó thể hiện điều gì, phấn khích, tức giận, cảm xúc mạnh hay tất cả hoặc chẳng cảm xúc nào trong số đó.

"Chúng ta thường mất nhiều thời gian để xác định công dụng của yếu tố mới trong ngôn ngữ, viết lách", bà Hazrat nói.

Ngoài ra, các nghệ sĩ văn học cũng có những cách thể hiện ký hiệu khác nhau trong tác phẩm. Cụ thể, một vài trang viết tay còn sót lại của William Shakespeare không sử dụng dấu câu nào. Học giả Hazrat suy đoán ông không quá quan tâm đến nó mà chỉ tin tưởng vào sự truyền đạt của các diễn viên.

Tuy nhiên, nhà thơ, nhà viết kịch người Anh Ben Jonson (sinh vào cuối thế kỷ XVI) thường xuyên sử dụng dấu chấm than. Các bản thảo gốc của nhà văn người Anh Jane Austen tràn ngập ký hiệu từ dấu chấm than, gạch chân cho đến gạch ngang.

"Rất nhiều nhà văn cũng là những người cùng thời với Jane Austen, chẳng hạn William Wordsworth, nghĩ rằng họ không giỏi chấm câu dù thực tế. Và họ thực sự mong đợi người biên tập và nhà xuất bản có thể biên tập lại bản thảo", bà Hazrat nói.

Nghi ngờ và phản ứng dữ dội

Học giả Hazrat phát hiện đến thế kỷ XX mới có bằng chứng về việc phản đối ​​dấu chấm than. Các nhà văn bắt đầu coi viết lách như một môn khoa học chính xác với việc sử dụng ngữ pháp thay vì cảm xúc và phép tu từ.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Daniel W. Hieber, người làm việc cho trang web Chitimacha Tribe of Louisiana, cho biết nhiều người phàn nàn dấu chấm than là một dạng văn học tương đương với việc nói quá lên.

"Đây là thứ được sử dụng để thể hiện cảm xúc và họ nghĩ rằng bạn đang thể hiện quá nhiều cảm xúc", ông Hieber nói.

dau cham than anh 1

Dấu chấm than có rất nhiều trên trang bìa của Amazing Spider-Man #1, xuất bản năm 1963. Ảnh: Steve Ditko/Marvel Comics.

Trong khi đó, nhà văn kiêm họa sĩ truyện tranh người Canada Chip Zdarsky cho biết truyện tranh chủ yếu dựa vào dấu chấm than để làm nổi bật các nhân vật và phân cảnh hành động đỉnh cao của chúng.

Tuy nhiên, theo họa sĩ Zdarsky, nhiều người mặc định dấu chấm than dùng để kết thúc câu, không quan trọng ai nói điều đó hay thể hiện chủ đề gì.

Nhưng trong suốt những năm 1970, nhà xuất bản truyện tranh Marvel Comics do dự khi sử dụng dấu chấm than nhằm thu hút độc giả trưởng thành.

“Có một khoảng thời gian ngắn, dấu chấm than bị cấm, hoặc ít nhất họ yêu cầu cắt giảm sử dụng vì chúng được coi là gắn liền với tài liệu dành cho lứa tuổi vị thành niên. Song thời kỳ này không kéo dài", nhà văn Zdarsky nói.

Sự hồi sinh nhờ mạng xã hội

Theo học giả Hazrat, dấu chấm than có khả năng nổi lên trong thời đại truyền thông xã hội. Giờ đây, việc sử dụng một hoặc nhiều ứng dụng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ bằng một cú chạm trên điện thoại thông minh hoặc cú nhấp trên bàn phím.

Tuy nhiên, sự dễ dàng này dẫn đến một số hạn chế. Nguồn dữ liệu từ Twitter của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã sử dụng dấu chấm than 33.000 lần trên 56.000 tweet - là một ví dụ.

"Dấu chấm than hết thời rồi. Donald Trump đã giết chết nó", trích một bài viết trên Vogue hồi tháng 12/2016.

“Trong ngôn ngữ, khi sử dụng thứ gì đó quá nhiều, chúng sẽ mất đi sức mạnh ngữ nghĩa", ông Hieber giải thích.

dau cham than anh 2

Một dòng tweet có 12 dấu chấm than của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/10/2020. Ảnh: @realDonaldTrump/Twitter.

Dù vậy, nhà văn - họa sĩ Zdarsky lại cho rằng bất chấp ý kiến trái chiều từ các chuyên gia viết lách, việc lạm dụng dấu chấm than của ông Trump mang lại nhiều lợi ích hơn bất lợi.

"Điều thú vị về Donald Trump là ông ấy xuất hiện như một nhân vật hoạt hình. Cho dù bạn xem ông ấy là anh hùng hay kẻ xấu, tôi nghĩ điều đó đều hiệu quả, bởi nó khác với những gì bạn thường thấy từ các chính trị gia", ông nói.

Khi phương tiện truyền thông xã hội phát triển cũng là lúc thư viện biểu tượng cảm xúc ngày càng tăng. Từ những khuôn mặt vui vẻ, buồn bã đến các biểu tượng đại diện cho thực phẩm, cờ và nghề nghiệp.

Học giả Hazrat tin rằng nhờ việc tương đối đơn giản, dấu chấm than sẽ chiến thắng thay vì bị hàng loạt biểu tượng cảm xúc lấn át.

"Tôi vẫn cho rằng các biểu tượng cảm xúc không hữu ích vì mất quá nhiều thời gian để chọn chúng. Hình dạng của dấu chấm than rất dễ nhận biết, đơn giản. Bạn không thể nhầm lẫn nó với bất kỳ thứ gì khác", bà lý giải.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Nữ sinh Ngoại thương tốt nghiệp thủ khoa với 47/48 môn điểm A

Với tổng điểm trung bình chung tích lũy 3.99/4, Trần Thị Thu Hiền (lớp Anh 6 Kinh tế đối ngoại khóa 58) là tân cử nhân có điểm số cao nhất đợt tốt nghiệp thứ nhất năm 2023.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm