Việc tiêm vaccine có thể giúp cơ thể trẻ chủ động tạo ra kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Ảnh: Lahoradesalta. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đai học Y dược TP.HCM, cho biết trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Lúc này, việc tiêm vaccine có thể giúp cơ thể trẻ chủ động tạo ra kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, thời gian ốm sẽ ngắn và triệu chứng nhẹ hơn, từ đó giảm rủi ro để lại di chứng.
Theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho trẻ em và với các vaccine hiện có tại Việt Nam, từ 6 tuần tuổi, trẻ cần tiêm các mũi quan trọng như: Vaccine 6 trong 1 (phòng chống bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, và các bệnh do vi khuẩn Hib); vaccine phế cầu, vaccine phòng bệnh tiêu chảy và viêm dạ dày ruột do virus Rota.
Trẻ nên tiêm vaccine phòng cúm, khi 6 tháng tuổi.
Đến 9 tháng tuổi, bé có thể tiêm vaccine thủy đậu, viêm não Nhật Bản thế hệ mới và vaccine phòng viêm màng não do não mô cầu type A, C, W, Y.
Từ 12 tháng tuổi, trẻ tiếp tục được bảo vệ bằng vaccine sởi, quai bị, rubella và viêm gan A.
Khi đến 9 tuổi, vaccine ngừa virus HPV sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại ung thư liên quan đến HPV lây lan qua đường tình dục.
Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh nhấn mạnh tất cả mũi vaccine này đều là biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn và hiệu quả, giúp xây dựng hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, hệ tiêm chủng cần thời gian hoàn thiện và tiêm đầy đủ tất cả loại vaccine. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng đều đặn theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.