Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên Hợp Quốc cảnh báo thảm họa sau vụ vỡ đập ở Ukraine

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhấn mạnh vụ vỡ đập ở Ukraine là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn. Ít nhất 16.000 người mất nhà cửa, nguồn cung nước sạch và mất an toàn”.

Đập thủy điện Kakhovka tại thị trấn Nova Kakhovka, miền Nam Ukraine, bị vỡ ngày 6/6. Ảnh: Reuters.

Ngày 6/6, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho hay tổ chức này không có bất kỳ thông tin độc lập nào về vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền Nam Ukraine, song mô tả đây là “một hậu quả tàn khốc khác" của cuộc xung đột Ukraine.

Phát biểu trước báo giới, ông Guterres nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn. Ít nhất 16.000 người đã mất nhà cửa, nguồn cung cấp nước sạch và mất an toàn. Hàng nghìn người khác có nguy cơ bị ảnh hưởng”.

Liên Hợp Quốc đang phối hợp với chính phủ Ukraine để gửi hỗ trợ nước uống và dụng cụ lọc nước.

Ngoài ra, tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố: "Phải dừng ngay các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Chúng ta phải hành động để đảm bảo trách nhiệm giải trình và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế”.

Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp để thảo luận về vụ tấn công đập thủy điện nói trên theo yêu cầu của cả Nga và Ukraine.

Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết "khả năng có nhiều người chết" sau vụ vỡ đập thủy điện lớn ở Ukraine, song vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để kết luận ai đứng sau hành động này.

Phát biểu với báo giới, điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby, nhấn mạnh Mỹ "không thể nói một cách thuyết phục điều gì đã xảy ra vào thời điểm này”.

Theo ông, thiệt hại là "đáng kể" và phải tìm ra bên chịu trách nhiệm trong vụ nổ. Washington vẫn đang nghiên cứu vụ việc và tiến hành trao đổi với Kyiv trước khi xác định thủ phạm.

Phía Ukraine cáo buộc Nga cho nổ con đập, trong khi Moscow cho rằng Kyiv tiến hành pháo kích là một trong các nguyên nhân gây vỡ đập. Việc vỡ đập kéo theo thảm họa nhân đạo mới ở trung tâm khu vực xung đột.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Vỡ đập là 'thảm họa môi trường tồi tệ nhất Ukraine sau Chernobyl'

Cựu Bộ trưởng Ukraine Ostap Semerak cảnh báo vụ vỡ đập Kakhovka có thể là thảm họa môi trường tồi tệ nhất nước này kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Chernobyl.

Tổng thống Zelensky tới Hiroshima để dự Hội nghị G7

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới thành phố Hiroshima, Nhật Bản - nơi đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7 - và ông dự kiến tham dự 2 cuộc họp trong ngày 20/5.

https://www.vietnamplus.vn/lhq-canh-bao-tham-hoa-sau-vu-vo-dap-thuy-dien-o-ukraine/866786.vnp

VietnamPlus

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm