Lĩnh vực trò chơi điện có sức hút lớn với các nhà mốt. Ảnh: Gentle Monster. |
Trong khoảng 5-10 năm qua, sự lên ngôi của trò chơi điện tử khiến các thương hiệu thời trang cao cấp không khỏi băn khoăn. Các nhà mốt cân nhắc trước cơ hội hợp tác tiếp thị với nhà sản xuất game, song lại lo ngại vì nguy cơ làm mất giá trị nhãn hàng.
Đây là vấn đề từng xảy ra đối với việc ứng dụng văn hoá hiphop vào thời trang xa xỉ. Tuy nhiên, hiện nay những chiếc áo hoodie, giày thể thao dần trở thành mặt hàng chủ lực của nhiều hãng xa xỉ.
Nắm bắt cơ hội này, Gucci và Balenciaga đã phát triển bộ phận đưa ra sáng kiến về việc hợp tác với trò chơi điện tử. Nhiều “gã khổng lồ” trong lĩnh vực game đang tạo ra ảnh hưởng lớn về mặt văn hoá và thương mại tại Trung Quốc, theo Jing Daily.
Lĩnh vực trò chơi điện tử mang đến nhiều cơ hội cho các nhà mốt cao cấp, song chưa được tận dụng. Ảnh minh hoạ: Louis Vuitton. |
Tiềm năng chưa khai phá của ngành game
Theo Goldman Sachs, giá trị của thị trường trò chơi điện tử Trung Quốc là 45 tỷ USD. Tuy nhiên, cơ hội này vẫn chưa được các nhãn hàng xa xỉ nắm bắt. Một số chiến dịch nhỏ trên QQ và WeChat là không đáng kể.
Trò chơi Honor of Kings sở hữu 100 triệu người chơi mỗi ngày, là một ngoại lệ. Tựa game trên thu hút các hãng cao cấp như Burberry và Bulgari. Trong khi đó, Roblox, trò chơi có 79,5 triệu người chơi, hấp dẫn các thương hiệu như Gucci, Givenchy và Coach.
Tuy nhiên, các tựa game nổi tiếng nhất hiện nay như Genshin Impact hay Black Myth: Wukong lại chưa thu hút nhiều nhà mốt hợp tác. Câu hỏi đặt ra là các thương hiệu thời trang nên bắt đầu tham gia vào thế giới ảo này như thế nào.
“Các hãng xa xỉ nên tự trả lời câu hỏi: Chúng tôi tạo ra giá trị gia tăng gì cho trò chơi và ngược lại?”, Megan Cheong, Giám đốc tài khoản của nền tảng dữ liệu Geeiq, cho biết. Hiện bà Cheong hợp tác với các thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci để xây dựng chiến lược gia nhập thế giới game.
Màn hợp tác của Overwatch 2 và Gentle Monster được hưởng ứng vì khả năng cân bằng yếu tố thực và ảo. Ảnh minh hoạ: Gentle Monster. |
Liên minh thương hiệu
Theo Megan Cheong, Honor of Kings và Genshin Impact là 2 trò chơi có bối cảnh, cốt truyện, hệ thống nhân vật phù hợp với nhiều thương hiệu xa xỉ.
Song, tựa game thịnh hàng gần đây Black Myth: Wukong lại được xây dựng dựa trên bối cảnh lịch sử xa xôi, trước khi hầu hết nhà mốt ra đời. Trò chơi này có thể phù hợp với các nhãn hàng mạnh về nghề thủ công Trung Quốc như Loewe.
Giá trị của mối quan hệ hợp tác này cũng có thể đến từ sản phẩm vật lý. Cụ thể, các nhà phát hành game thường không có đội ngũ sản xuất các vật phẩm thực tế. Vì vậy, thương hiệu thời trang có thể góp sức, đem lại giá trị gia tăng cho trò chơi điện tử.
Các tín đồ thời trang có thể tưởng tượng nhân vật Raiden Shogun nổi tiếng trong trò chơi Genshin Impact diện các thiết kế đến từ bộ sưu tập của Marc Jacobs.
Nhìn chung, những màn bắt tay của hãng xa xỉ và nhà phát hành game cần đảm bảo sự cân bằng giữa yếu tố thực và ảo. Màn kết hợp gần đây giữa Overwatch 2 và Gentle Monster khẳng định sự cân bằng này.
Liên minh 2 thương hiệu ra mắt cả kính mắt vật lý và kỹ thuật số. Các phiên bản ở 2 môi trường khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Giống như các sản phẩm của văn hóa hiphop, trò chơi điện tử có thể trở thành cánh cửa thoát hiểm dành cho hãng xa xỉ trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Họ chỉ cần chiến lược tốt để đạt mục tiêu này.
Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng
Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.