Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên tiếp nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế vào cuộc

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, làm nhiều người phải nhập viện điều trị.

Công nhân nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cấp cứu tại Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Phân tích nguyên nhân, Cục An toàn thực phẩm cho rằng trước hết do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là loại gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…).

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Để chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, chú trọng thời gian tháng 4 - tháng 8.

Ngo doc thuc pham anh 1

Nhiều người nghi bị ngộ độc được cấp cứu tại Trung tâm y tế TP Thuận An, Bình Dương. Ảnh: BSCC.

Trong đó, các đơn vị cần chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa xuân hè, ngộ độc do loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nhất là các tỉnh/thành phố khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên).

Ngoài ra, thời điểm này cũng cần chú ý ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ (nhất là các tỉnh/thành phố ven biển). Đặc biệt là những người sống ở vùng ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa cần được chú ý.

Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, dịch vụ nấu ăn lưu động, liên quan, tiệc... cũng cần được theo dõi, quản lý.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại. Các triệu chứng này ở mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài trong thời gian bao lâu còn tuỳ vào các yếu tố bao gồm tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

  • Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu
  • Bị sốt
  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Đau khớp và cơ

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Dấu hiệu cảnh báo sớm tay chân miệng

Gần đây khu vực tôi sinh sống có vài trẻ bị tay chân miệng, được biết bệnh này rất dễ lây lan. Xin hỏi bác sĩ bệnh có triệu chứng gì và cách phòng ngừa bệnh này?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm