Sau mưa bão, người dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) liều mình lao ra giữa sông Lam vớt củi, bất chấp nguy hiểm chực chờ.
|
Lũ mang theo gỗ củi từ trên nguồn đổ về. Dịp này, người dân các huyện Tương Dương, Anh Sơn, Thanh Chương… tranh thủ ra sông vớt. |
|
Trên mỗi bến sông có hàng chục người dân tranh nhau, có khi vớt ngay dưới chân các công trình thủy điện. Họ thường mang theo những chiếc sào dài có móc sắt để ngoắc, kéo vào. |
|
Trẻ em cũng ngâm mình trong nước lũ, cùng tham gia với người lớn. |
|
Do củi trôi ngoài xa, mà sào vớt củi thì ngắn, nên không ít người đã lội ra sông, mặc cho nước sâu đến tận cổ, miễn sao kéo được củi vào bờ.
|
|
Mỗi mùa nước lũ, người dân ven sông Lam thường bỏ bê công việc khác để đi vớt củi, có khi làm cả đêm. |
|
Giữa dòng nước lớn chảy xiết, người dân vẫn liều mình, lưng trần chèo thuyền nan, lao theo dòng lũ. |
|
Nhiều người gặp được cả những cây gỗ lớn, có khi cả ngôi nhà. Tuy nhiên phải vất vả lắm mới đưa được những thớ gỗ, củi to cồng kềnh trôi trên sông vào bờ.
|
|
Một người dân xã Thanh An (huyện Thanh Chương) cho biết, mỗi lần làm công việc như thế này, tuy vất vả, có cả nguy hiểm, nhưng được khá nhiều củi, đun cả năm mới hết.
|
|
Nhiều khúc gỗ, củi lớn chưa thể đưa lên bờ, người dân dùng dây cột vào bến sông để hỏi trôi.
|
|
Nhiều người đưa xe ra tận bờ sông ngập nước để vận chuyển. Mùa vớt củi lũ như thế này thường kéo dài cho đến khi sông không còn củi trôi nữa mới thôi.
|
|
Những chuyến xe trâu vất vả chở về nhà trên những con đường lầy lội .
|
|
Nơi người dân huyện Thanh Chương ra vớt củi trong mưa lũ trên sông Lam. Ảnh: Google Maps. |
Trong công điện về việc ứng phó thiên tai ngày 21/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND các tỉnh bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngầm tràn, khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn, không để người dân vớt củi khi mưa lũ, tránh xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.