1. Loài hoa nào lớn nhất trên thế giới?
Hoa vua hay còn gọi là hoa đại vương (Rafflesia arnoldii) được xem là loài hoa lớn nhất thế giới. Chúng thường sống ký sinh trên những cây thuộc họ nho. Loài cây này rất đặc biệt, không có thân, cũng không có lá, chỉ nở duy nhất một đóa hoa rất to. Ảnh: DailyMail. |
2. Đường kính của loài hoa lớn nhất thế giới khoảng bao nhiêu?
Hoa Rafflesia arnoldii bình thường có đường kính khoảng 1 m, đường kính lớn nhất có thể lên tới 1,2 m và được coi là loài hoa lớn nhất thế giới. Hoa có trọng lượng khoảng 6-7 kg, tâm hoa có một cái lỗ rỗng, bên trong có thể chứa 6-7 lít nước. Ảnh: DailyMail. |
3. Loài hoa lớn nhất thế giới được phát hiện ở đâu?
Loài Rafflesia đầu tiên và lớn nhất được phát hiện ở rừng nhiệt đới Sumatra, thuộc Indonesia. Trên thế giới cũng chỉ có vài nơi tìm thấy loài hoa này như ở Indonesia, Malaysia... Chúng được xem là một loài hoa quý hiếm và được liệt vào danh sách những loài thực vật cần được bảo vệ. Ảnh: Bloomberg. |
4. Loài hoa lớn nhất thế giới được đặt tên như thế nào?
Các nhà khoa học đã lấy tên của người đầu tiên phát hiện ra để đặt cho Rafflesia. Người này là một người châu Âu, có tên là Thomas Stamford Rafflesia. Sau khi tìm thấy loài đầu tiên, người ta đã tìm ra thêm nhiều loài Rafflesia khác. Ảnh: CNN. |
5. Loài hoa lớn nhất thế giới có mấy cánh?
Hoa Rafflesia có 5 cánh, hình dáng hoa trông giống như miệng một cái chậu to, có 5 cánh hoa màu đỏ rực rỡ. Khách du lịch khi đến Malaysia đều muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này. Nhưng không phải ai cũng may mắn bắt gặp được khoảnh khắc hoa nở, nhiều du khách chờ đợi nhiều ngày nhưng không có bông hoa nào. Ảnh: CNN. |
6. Loài hoa lớn nhất thế giới thu hút côn trùng bằng cách nào?
Hoa Rafflesia khi nở tỏa ra mùi rất nồng, nhưng không phải hương thơm mà là mùi thịt thối, cá ươn. Vì hoa rất lớn nên mùi khó chịu này có thể bay xa đến vài km, thu hút một số côn trùng như ruồi, nhặng. Ảnh: Worldoffloweringplants.com. |
7. Loài hoa lớn nhất thế giới sinh trưởng bằng cách nào?
Loài Rafflesia sống ký sinh trên trên một số loài cây họ nho. Chúng hút chất dinh dưỡng từ cây chủ để sinh trưởng và không có khả năng tồn tại độc lập. Rất khó khăn để có thể trồng nhân tạo được loài hoa này mà chỉ có thể tìm thấy chúng trong tự nhiên. Ảnh: Malaysia Tourism. |