Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loại vi khuẩn trong âm đạo thai phụ có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong

1-2% trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng gây tử vong. 

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus - GBS) là một loại vi khuẩn có trong cơ thể con người và thường là vô hại. Người từng nhiễm vi khuẩn GBS có thể tái nhiễm và tự khỏi mà không cần điều trị. Đây cũng không phải là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.

Ước tính khoảng 2-4/10 phụ nữ có vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B trong âm đạo, trực tràng. Trong số đó, khoảng 50% trường hợp sẽ truyền từ mẹ sang con.

Trẻ thường nhiễm GBS qua đường âm đạo của mẹ trong chuyển dạ, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Chỉ 1-2% trẻ nhiễm GBS có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi.

Những hiện tượng này thường xảy ra sớm, chủ yếu 12-24 giờ sau sinh và để lại di chứng cũng như có nguy cơ tử vong rất cao kể cả khi trẻ được điều trị tích cực.

lien cau khuan nhom b anh 1

Dù tỷ lệ trẻ mắc liên cầu khuẩn khuẩn nhóm B có thể diễn tiến nặng không cao, căn bệnh này có thể gây ra những hệ quả rất xấu cho sức khỏe trẻ, thậm chí gây tử vong. Ảnh: Mama Natural.

Theo Ths.BS Nguyễn Hương Trà, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh có 2 loại bao gồm nhiễm GBS khởi phát sớm và nhiễm GBS khởi phát muộn.

- Nhiễm giai đoạn sớm: Xảy ra trong 7 ngày đầu sau sinh

2/3 trẻ sơ sinh nhiễm GBS thuộc loại nhiễm GBS khởi phát sớm. Phần lớn trẻ nhiễm GBS khởi phát sớm bị nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não.

Trong số những trẻ này, khoảng 10% sẽ tử vong dù được chăm sóc y tế tốt nhất. Một số ít em bé hồi phục sau điều trị viêm màng não do GBS sẽ mang theo tổn thất về thể chất hoặc tinh thần vĩnh viễn.

Trẻ sơ sinh nhiễm GBS khởi phát sớm thường có dấu hiệu trong 24 giờ đầu sau khi sinh bao gồm:

  • Thở rên, nhịp thở bất thường
  • Da xanh tái, nhiệt độ bất thường
  • Ngủ li bì, ăn kém
  • Nhịp tim rất nhanh hoặc chậm
  • Huyết áp giảm
  • Đường máu giảm

- Nhiễm giai đoạn muộn: Xảy ra ở những trẻ 7-90 ngày tuổi (thường gặp trong vòng một tháng tuổi, hiếm gặp sau ba tháng tuổi)

Nhiễm GBS giai đoạn muộn thường gây viêm màng não và nhiễm trùng máu. Hiện tượng này ít gặp hơn nhiều so với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm với 1/3 trẻ mắc.

Nhiễm GBS giai đoạn muộn có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với nhiễm GBS giai đoạn sớm. Khoảng 1/20 (5%) trẻ sơ sinh tử vong nếu nhiễm GBS giai đoạn muộn.

Tuy nhiên, một nửa số trẻ sống sót sau nhiễm GBS muộn sẽ gặp tổn thất về tinh thần hoặc thể chất lâu dài. 1/8 trong số đó có thể bị viêm màng não nghiêm trọng.

Hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm GBS giai đoạn muộn ở trẻ sơ sinh. Vaccine ngừa mới chỉ đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng dự kiến ​ mất ít nhất 10 năm để hoàn thiện.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ có thể được ngăn chặn nếu thai phụ phát hiện nhiễm trước khi sinh.

Theo đó, bác sĩ Trà khuyến khích các thai phụ thực hiện tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B khi tuổi thai trong khoảng 36-37 tuần thông qua xét nghiệm dịch âm đạo và hậu môn.

- Nếu thai phụ nhiễm GBS và không điều trị, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ sơ sinh sẽ là 1/100-200, nếu được điều trị, tỉ lệ này hạ xuống còn 1/4000.

- Nếu có kết quả dương tính hoặc được xác định có yếu tố nguy cơ với GBS, thai phụ sẽ được tiêm kháng sinh khi chuyển dạ/vỡ ối để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Dấu hiệu bạn đã mắc bệnh liên cầu lợn

Bố tôi rất thích ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín. Tôi lo ngại ông có thể mắc bệnh liên cầu lợn. Xin hỏi bệnh có những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm