Nhiều nghiên cứu khẳng định thức dậy sớm tác động tích cực không chỉ đến sức khỏe mà còn toàn bộ cơ thể và trạng thái cảm xúc của con người.
Bạn có đủ thời gian để tỉnh táo: Ngay cả khi tắm nước lạnh hoặc uống một cốc cà phê, bạn vẫn không thể cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo khi dậy quá muộn. Theo quán tính của giấc ngủ, cơ thể sẽ mất 2-4 tiếng để thực sự tỉnh táo. Trong khoảng thời gian này, trí nhớ, khả năng phản ứng và sự tập trung thực sự không hiệu quả. Chúng cần có đủ thời gian để tăng tốc.
Có giấc ngủ chất lượng hơn: Các nhà khoa học phát hiện những người thức dậy sớm có giấc ngủ chất lượng hơn những người dậy muộn. Thậm chí, những người ngủ muộn có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, họ thực sự không ngủ đủ giấc ngay cả khi họ ở trên giường lâu hơn những người dậy sớm.
Bạn không mệt mỏi khi thức dậy: Tốt hơn là bạn nên tập thói quen thức dậy ngay lần chuông báo thức đầu tiên thay vì đặt lại nhiều lần. Báo thức nhiều lần không khiến bạn ngủ lâu hơn, thậm chí làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Cuối cùng, bạn sẽ không cảm thấy tỉnh táo sau khi thức dậy và sau đó tiếp tục buồn ngủ cho đến hết ngày.
Có vóc dáng thon gọn: Thói quen dậy muộn và đặt lại đồng hồ báo thức không chỉ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến béo phì. Do đó, thay vì nằm trên giường, hãy dành thời gian này để lấy lại vóc dáng.
Quyết đoán hơn: Các nghiên cứu khoa học cho thấy hầu hết người dậy muộn hay chần chừ làm mọi việc ngay lập tức, thường để công việc cần làm đến buổi tối đêm. Những người thức dậy sớm hơn dành thời gian ban đêm để ngủ, dành thời gian buổi sáng cho những việc quan trọng. Nếu tập thói quen thức dậy sớm, bạn có thể nhận được rất nhiều thứ trước buổi trưa.
Có thêm động lực để làm việc: Không ai có động lực để làm nhiều việc khác nhau hơn những người dậy sớm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều đó. Bằng cách dậy sớm, bạn có đủ thời gian để sẵn sàng cho công việc, xác định các mục tiêu ngắn hạn, lâu dài và hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình.
Học tập/làm việc dễ dàng hơn: Những người thức dậy sớm cho thấy kết quả học tập/công việc thường tốt hơn. Các nhà khoa học giải thích rằng khi thức dậy sớm, bạn dễ dàng đến trường hoặc đi làm đúng giờ. Bạn sẽ lo lắng về những thứ khác ít hơn, có nhiều thời gian để tập trung hoàn thành công việc.
Hình thành những thói quen tốt hơn: Nhiều nghiên cứu cho thấy thức dậy muộn thường do những thói quen xấu khác nhau như thức khuya, tiệc tùng thâu đêm gây ra. Thức dậy sớm giúp bạn học cách từ chối các hoạt động kém lành mạnh và lựa chọn được các thói quen lành mạnh hơn như ăn sáng, tập thể dục...
Hạnh phúc hơn: Trạng thái tâm lý và hạnh phúc của một người phụ thuộc vào thời điểm ngày mới của họ bắt đầu. Những người thức dậy sớm có trạng thái cảm xúc ổn định hơn. Trong khi đó, những người đi ngủ muộn và thức dậy muộn có tâm trạng thất thường và dễ bị trầm cảm hơn.
Những người thường xuyên thức khuya, hay còn gọi là "cú đêm", khi buộc phải dậy sớm có thể làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Đi ngủ sớm có phải là vấn đề gì to tát? Thức khuya có hại gì cho sức khỏe không? Câu trả lời nằm trong 7 tác động của việc thức khuya đến cơ thể của bạn dưới đây.