Xoay quanh vấn đề xét tuyển học bạ vào đại học, nhiều ý kiến cho rằng đây là giải pháp “giữ chỗ” trước kỳ thi quyết định và phần nào đánh giá được chất lượng đầu vào của sinh viên sau quá trình phấn đấu, học tập… Bên cạnh những ý kiến tích cực, nhiều thí sinh và phụ huynh bày tỏ lo ngại trước phương thức xét tuyển này.
Vai trò của xét tuyển học bạ
Theo quan điểm của nhiều phụ huynh và học sinh, điểm thi tốt nghiệp THPT từ lâu đóng vai trò quyết định trong xét tuyển đại học. Do đó, phương thức xét tuyển học bạ không được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, điểm học bạ là kết quả của một quá trình phấn đấu học tập, cho thấy nỗ lực của học sinh trong ba năm học phổ thông. Việc xét tuyển học bạ mang đến nhiều lợi thế cho thí sinh khi đánh giá năng lực một cách toàn diện mà không phụ thuộc vào một kỳ thi duy nhất.
Hơn thế, kết quả của bài thi tốt nghiệp THPT có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm lý và môi trường, khiến thí sinh hạn chế trong quá trình thể hiện năng lực. Do đó, xét tuyển học bạ là cơ hội đậu đại học đối với những thí sinh học lực khá, giỏi nhưng không thể hiện được hết khả năng của mình trong phòng thi.
Điểm học bạ là kết quả của cả quá trình phấn đấu học tập. |
ThS Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) - nhận định xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT không phải là con đường duy nhất vào các trường đại học. Thí sinh nên đăng ký xét tuyển thêm một số phương thức khác như xét tuyển học bạ để giảm bớt lực thi cử, nắm bắt thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường học phù hợp.
“Thực tế, thí sinh trúng tuyển bằng phương thức nào cũng được thụ hưởng một chương trình đào tạo, giá trị bằng cấp giống nhau, được tiếp nhận dịch vụ hỗ trợ đồng đều. Vì vậy, lựa chọn xét tuyển học bạ là sự lựa chọn đáng cân nhắc”, vị thạc sĩ chia sẻ.
Chờ đợi có thể mất cơ hội
Việc chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của phương thức xét tuyển học bạ khiến nhiều thí sinh mang tâm lý chờ đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT, sau đó mới đưa ra quyết định nộp hồ sơ cuối cùng. Điều này là một trong những lý do khiến thí sinh đánh mất cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích.
Xét tuyển học bạ đại học là phương thức được nhiều trường đại học lớn lựa chọn. Một số trường công ưu tiên dành chỉ tiêu xét tuyển học bạ cao hơn chỉ tiêu khác. Điều này khiến tỷ lệ cạnh tranh giữa các ngành học tại nhiều trường trở nên gay gắt hơn. Nhiều trường công bố điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn đợt trước, khiến nhiều thí sinh mất đi cơ hội đậu đại học.
Nhiều thí sinh nắm bắt cơ hội vào đại học sớm bằng cách lựa chọn phương án xét tuyển học bạ. |
Ngoài cơ hội trúng tuyển đại học, xét tuyển học bạ giúp sinh viên có cơ hội nhận các suất học bổng giá trị. Đơn cử, thí sinh xét tuyển tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) có cơ hội nhận học bổng lên đến 100% học phí, từ đó giảm gánh nặng tài chính trước thềm nhập học.
UEF xét tuyển học bạ THPT theo điểm tổ hợp ba môn năm lớp 12 (từ 18 điểm trở lên) và xét tuyển học bạ THPT dựa vào điểm trung bình năm học kỳ (từ 30 điểm trở lên). Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển tại UEF từ nay đến 10/7.
Bình luận