Dù công nghệ của NASA trên robot thám hiểm tự hành Mars Curiosty Rover hiện đại nhưng lốp xe vẫn không chống chọi được với điều kiện khắc nghiệt tại sao Hỏa. Do đó, mẫu lốp siêu đàn hồi có thể chịu được nhiều tác động biến dạng ra đời.
Lốp xe mới từ NASA được cấu tạo từ nhiều mắt xích. Ảnh: NASA |
Những bánh xe của robot chịu nhiều thiệt hại nặng nề khi hoạt động trên bề mặt sao Hỏa. Tuy nhiên, loại vật liệu mới, có cấu trúc mắt xích của NASA linh hoạt hơn rất nhiều. Chúng có thể hạn chế sự bào mòn bởi các tác nhân bên ngoài. Với trọng lượng rất nhẹ, nó còn được áp dụng vào các mục khác như làm tấm chắn nhiệt và mảnh vụn.
Lốp xe hoạt động dựa trên cấu trúc mắt xích được chế tạo từ các hợp kim như niken-titanium (NiTi) có khả năng chịu lực đàn hồi lên đến 10% mà không mất đi hình dạng ban đầu. Kết quả từ nhóm nghiên cứu tại trung tâm Glenn Research của NASA cho thấy việc sử dụng hợp kim NiTi sẽ tạo ra một loại lốp siêu đàn hồi, hầu như không bị tác động bởi biến dạng dẻo.
Những lốp xe này có thể sẽ không được sử dụng cho các thế hệ robot tiếp theo trên sao Hỏa. Tuy nhiên, đây là sáng kiến cho tương lai và dễ dàng áp dụng vào đời sống hàng ngày.
“Lốp siêu đàn hồi mang lại độ lồi bằng hoặc cao hơn lốp xe nén truyền thống. Nó hạn chế khả năng hư hỏng do bị đâm thủng. Điều này sẽ giúp cải thiện độ an toàn cho ôtô”, NASA cho biết.