Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ludwig van Beethoven và bức thư tình tuyệt vọng

Bức thư không đề tên người nhận, chất chứa nhiều yêu thương và cả những nỗi đau giằng xé.

Ludwig van Beethoven là nhà soạn nhạc vĩ đại của lịch sử âm nhạc, với một cuộc đời nhiều thăng trầm, có đỉnh cao của thành công, nhưng cũng có những nốt trầm giữa cuộc đời nhiều cơ cực. Suốt cuộc đời mình, từ khi trưởng thành, thăng hoa với những tuyệt tác đến khi bị điếc, bệnh tật và qua đời, Beethoven luôn là một người sống khép kín. Ông không có vợ, và dù được nhiều phụ nữ đem lòng ngưỡng mộ, Beethoven luôn giữ đúng cung cách của một người đàn ông quân tử.

Beethoven thời trẻ.

Nhiều thế hệ yêu quý Beethoven tò mò về đời sống tình cảm của ông, nhưng dường như những thông tin có được đều không được chứng thực.

Người đời sau nói rằng ở tuổi ngót nghét 40, Beethoven đã đem lòng yêu mến cô gái trẻ xinh đẹp Theresa de Brunowick  người Hungary. Sự trẻ trung, ngọt ngào và những lời động viên của cô đã truyền nhiều cảm hứng đến nhà nhà soạn nhạc này. Ông đã sáng tác Bản giao hưởng số 6 Đồng quê với tất cả tình cảm dành cho cô gái trẻ. Tuy nhiên, khi mạnh dạn ngỏ lời cầu hôn và mơ về một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi về sau, Beethoven mới ngỡ ngàng nhận ra tình cảm mà cô gái dành cho ông bấy lâu nay chỉ là sự ngưỡng mộ, kính mến thuần túy. Theresa kiên quyết khước từ lời cầu hôn của Beethoven, khiến trái tim ông tan vỡ, sụp đổ. Và từ đó về sau, Beethoven càng khép mình hơn đối với chuyện tình cảm.

Nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới là người cô đơn và bất hạnh trên con đường tình cảm.

Đến sau khi ông mất, người ta mới tìm thấy một bức thư tình mà nhà soạn nhạc này đã viết, không rõ năm tháng, cũng chẳng đề tên thật của người nhận, chỉ vẻn vẹn dòng chữ “dành cho tình yêu vĩnh cửu”. Nàng thơ của Beethoven là ai mà tại sao bức thư tình này lại chất chứa nhiều yêu thương và cả những nỗi đau đến thế? Và vì sao khi viết xong rồi, nhạc sĩ vẫn không gửi đi, mà giữ lại trân trọng bên cạnh những bản nhạc của mình?

Đây là câu hỏi vĩnh viễn không có lời đáp, nhưng qua bức thư, người yêu mến Beethoven đã một lần yêu thương cháy bỏng và tuyệt vọng.

Thiên thần của tôi, cuộc sống của tôi…

Tại sao nỗi đau này cứ mãi quẩn quanh. Tình yêu của chúng ta liệu có thể kéo dài mãi mà không cần trải qua những đau thương hay không? Em có thay đổi được sự thật này chăng, sự thật em không phải trọn vẹn thuộc về tôi, và tôi cũng chẳng thể nào có nổi chính bản thân mình.

Chúa ơi! Hãy nhìn vào thiên nhiên tươi đẹp và nói với chính mình rằng, chừng nào em còn nghĩ, còn quan tâm đến tôi, nghĩa là chúng ta còn bên nhau.

Chúng ta sẽ còn gặp nhau nữa, phải không? Bởi tôi chẳng thể nào tiếp tục chỉ gặp em trong giấc mơ, trong suy nghĩ và cả trong  những ảo tưởng huyễn hoặc. Trái tim tôi ngập tràn những điều muốn nói với em – A! Có những khoảnh khắc khi tôi chợt cảm thấy những lời nói chẳng là gì cả, chỉ còn lại em, tình yêu chân thật nhất, tài sản vô gia duy nhất. Chúa ơi, người nên đem đến cho chúng tôi những khoảnh khắc mãi về sau – những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này.

Mãi yêu và trung thành với em

Ludwig van Beethoven

Q.N

Bạn có thể quan tâm