Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Lùm xùm tại AISVN và những lần trường quốc tế dính bê bối học phí

Mức thu cao ngất ngưởng, nhiều trường quốc tế tại Việt Nam từng vướng vào các bê bối liên quan đến học phí.

Một số phụ huynh cầm theo băng rôn đòi nợ trường AISVN hồi tháng 9/2023. Ảnh: PHCC.

Học phí của các trường quốc tế dao động từ vài trăm cho đến cả tỷ đồng tùy cấp học và tăng theo từng năm. Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng đủ loại phí đắt đỏ khác như phí ghi danh, phí giữ chỗ, phí nhập học...

Chi phí cao, phụ huynh kỳ vọng chất lượng giáo dục tương xứng, song không ít lùm xùm liên quan đến học phí tại các trường quốc tế đã xảy ra.

Phụ huynh đòi nợ trường hàng chục tỷ đồng

Tháng 9/2023, một số phụ huynh cầm theo băng rôn đến trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN - TP.HCM), yêu cầu nhà trường trả nợ theo hợp đồng.

Theo "hợp đồng đầu tư giáo dục này", phụ huynh sẽ đóng một khoản tiền hàng tỷ đồng cho trường, đổi lại sẽ không phải đóng học phí trong quá trình con theo học tại trường. Trường sẽ trả lại số tiền này cho phụ huynh khi trẻ kết thúc chương trình tại trường hoặc hoàn tất các thủ tục ngưng học tại trường.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết con của họ kết thúc thời gian học tại trường đã lâu nhưng vẫn chưa được hoàn trả tiền. Các phụ huynh sau đó đã làm đơn gửi lên Sở GD&ĐT TP.HCM.

Tháng 10/2023, nhà trường thông báo thu bổ sung các khoản phí thường niên cho năm học 2023-2024 để "vượt khó". Song, vấn đề tài chính vẫn không được giải quyết dứt điểm.

Ngày 18/3 vừa qua, trường AISVN cho học sinh nghỉ học vì hầu hết giáo viên đã nghỉ việc do đang bị nợ lương. Ngày 19/3, trường thông báo hoạt động trở lại, nhưng tình trạng học sinh đến lớp mà không có giáo viên giảng dạy vẫn tiếp diễn.

Trường đóng cửa, ôm 14 tỷ học phí

Tháng 8/2023, trường Quốc tế Green Shoots ở phường Cẩm Châu, TP Hội An (Quảng Nam) bất ngờ ra thông báo đóng cửa, khiến hàng loạt phụ huynh có con em theo học tại đây bị sốc khi họ đã đóng học phí hơn 14 tỷ đồng.

Thời điểm đó, trường do bà Catherine Clare Mckinley, quốc tịch Anh, làm chủ. Bà Catherine về nước, chỉ thông báo học sinh được chuyển qua một trường quốc tế ở Đà Nẵng. Bà này nói không còn điều hành Green Shoots, tuy nhiên, không giải thích hay thông tin gì về việc học sinh sẽ học ở Đà Nẵng thế nào, các khoản học phí ra sao.

Sau đó, phụ huynh liên hệ với trường ở Đà Nẵng thì trường này từ chối, lý do họ không nhận học phí của học sinh. Cùng lúc đó, trường trường Quốc tế Green Shoots tháo dỡ các hạng mục ở địa điểm thuê, chấm dứt hoạt động.

Tháng 9/2023, trường thông báo mở cửa trở lại, chuyển địa điểm đến trường Liên cấp Victoria (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cách trường cũ khoảng 20 km. Tuy nhiên lúc này, nhiều phụ huynh đã chuyển con sang trường khác.

Hơn 1.100 chữ ký phản đối mức tăng học phí

Cuối tháng 5/2021, hơn 1.100 phụ huynh trường Quốc tế Á Châu (TP.HCM) ký vào đơn phản đối mức tăng học phí trong năm 2021-2022 của trường. Các phụ huynh cho rằng mức tăng học phí 10-15% là quá cao và mong muốn nhà trường xem xét lại mức tăng một cách hợp lý hơn.

Thời điểm đó, nhà trường thông tin học phí năm học 2021-2022 điều chỉnh tăng không quá 15%. Cụ thể, lớp 1-5 tăng 15%; lớp 6, 7 tăng 14%; lớp 8 tăng 13%; lớp 9 tăng 12%; lớp 10-12 tăng 11%.

Nhà trường cần đầu tư nhiều để duy trì tiêu chuẩn trường quốc tế theo tiêu chí kiểm định của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới; phát triển các hoạt động, tiện ích phục vụ và nâng cao chất lượng công tác dạy - học, sinh hoạt, chăm sóc học sinh. Thay vì tăng học phí một lần, trường điều chỉnh tăng qua từng năm.

Sau đó, trường đưa ra quyết định từ chối tiếp nhận học sinh vì phụ huynh khiếu nại vấn đề học phí. Một số người đã làm đơn cầu cứu gửi Sở GD&ĐT TP.HCM.

truong quoc te phot anh 1

Phụ huynh phản đối chính sách học phí của trường Việt Úc ngày 5/5/2020. Ảnh: H.L.

Bức xúc vì trường thu 100% học phí dù học online

Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều học sinh phải nghỉ học ở nhà, chuyển qua hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, tại một số trường quốc tế, phụ huynh và nhà trường không tìm được tiếng nói chung về vấn đề học phí trong thời gian nghỉ dịch.

Tháng 5/2020, phụ huynh bức xúc vì trường Quốc tế Mỹ thu 100% học phí trong mùa dịch. Trường cho rằng chất lượng học trực tuyến và trực tiếp như nhau nên không giảm học phí.

Cũng trong tháng 5/2020, 50 phụ huynh trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan, TP.HCM (VFIS) đã ký vào đơn kêu cứu khẩn cấp về chất lượng dạy học và học phí online gửi Bộ GD&ĐT, UBND TP.HCM và Sở GD&ĐT TP.HCM.

Những người này mong muốn con họ được dạy bù kiến thức thiếu hụt do nghỉ dịch hoặc hoàn trả học phí. Nhưng trường cho rằng đã tổ chức dạy bù hết khả năng và không thể trả học phí.

Trước đó, tháng 4/2020, trường Quốc tế Việt Úc (TP.HCM) cũng thông báo thu 100% học phí như bình thường. Cụ thể, trường yêu cầu phụ huynh thanh toán đủ phần chi phí còn lại của năm học, bao gồm học phí, chi phí ăn uống, xe đưa đón dù học sinh không đến lớp.

Sau đó, nhóm phụ huynh trường Quốc tế Việt Úc đã gửi đơn kiến nghị vấn đề học phí đến các cơ quan chức năng.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Phụ huynh đóng tiền tỷ, học sinh AISVN đến lớp nhưng không được học

Nhiều phụ huynh có con đang học tại trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cho biết sáng nay, trẻ đã quay trở lại trường, song tình trạng không có giáo viên giảng dạy vẫn diễn ra.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm