Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Lý do ai cũng từng bị cúm ít nhất một lần trong đời

Tại sao tôi bị cảm cúm chỉ vài hôm là khỏi nhưng con gái mới 4 tuổi cũng mắc bệnh lại dẫn đến viêm phổi?

Tại sao tôi bị cảm cúm chỉ vài hôm là khỏi nhưng con gái mới 4 tuổi cũng mắc bệnh lại dẫn đến viêm phổi?

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em.

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm nguy hiểm do có tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

Tỷ lệ tấn công của bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính.

Mặc dù khó có thể đánh giá đúng tình hình dịch, các đợt dịch cúm hàng năm trên thế giới thường khiến 3 triệu đến 5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong. Hầu hết trường hợp tử vong ở các nước phát triển xảy ra ở người già trên 65 tuổi.

Nhóm nên tiêm vaccine cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và dễ phát triển lên biến chứng:

  • Trẻ em 6-23 tháng tuổi, người già 65 tuổi trở lên
  • Người lớn và trẻ em 6 tháng trở lên mắc bệnh tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (tiểu đường, béo phì, huyết áp), bệnh thận hoặc suy giảm hệ miễn dịch
  • Phụ nữ dự định có thai trong mùa bệnh cúm
  • Những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn
  • Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân...

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Bé trai ở TP.HCM nhập viện sau khi ăn cháo cá lóc

Bé trai được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng bứt rứt, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.

Độc giả Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm