Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do Hàn Quốc áp dụng quy tắc 'mỗi người một túi Chanel'

Chanel Hàn Quốc giới hạn khách hàng chỉ được mua một túi cho mỗi người. Biện pháp đưa ra giữa bối cảnh cơn khát hàng xa xỉ ngày càng tăng.

Theo SCMP, Chanel giới hạn số lượng túi xách mà khách hàng có thể mua được sau khi lượng sản phẩm bán lại ngày càng tăng. Trước các cửa hàng ở Seoul, hàng dài người đứng từ sáng sớm để có thể "lao vào cửa hàng ngay khi mở cửa". Họ đợi trong nhiều giờ để có thể mua một mẫu túi xách cho bản thân. Trong khi đó, nhiều người muốn săn túi để bán lại với mức giá cao hơn.

Một khách hàng mua lại túi cho biết: "Tôi quá mệt mỏi với những lần chờ đợi mở cửa. Tôi không có thời gian". Cô sẵn sàng trả thêm cho người bán khoảng 250-340 USD để sở hữu túi thay cho những khó khăn phải trải qua khi mua trực tiếp ở cửa hàng.

tai sao chanel gioi han luong tui anh 1

Nhiều người xếp hàng để mua sản phẩm của Chanel tại Lotte Department Store ở Seoul. Ảnh: Yonhap.

Giới hạn sản phẩm để tăng tính độc quyền

Hypebeast nhận định việc giới hạn lượng mua sản phẩm giúp thương hiệu tăng tính độc quyền. Tinh tế, đắt đỏ và độc quyền là những giá trị mang lại vị thế sang trọng cho một thương hiệu, theo Forbes.

Nếu loại bỏ tính độc quyền và quý hiếm, các thương hiệu sẽ mất đi vẻ "bóng bẩy". Điều này tương tự với việc nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiền cho kim cương và đá quý. Vì nó khan hiếm và độc quyền. Đây là nền tảng cơ bản để thương hiệu xây dựng sự sang trọng.

Business of Fashion khẳng định, những thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel, Gucci, Louis Vuitton và Dior đạt được doanh thu ấn tượng nhờ tạo ra loạt sản phảm mang tính biểu tượng và bán với mức giá cao.

Mức giá kết hợp với các chiến dịch tiếp thị phức tạp để tạo ra sự độc quyền giúp nâng địa vị thương hiệu. Đặc biệt là khi so sánh với những nhãn hàng có mức thấp hơn. Nhờ điều này, nhãn hàng xa xỉ bán được lượng lớn sản phảm cho nhóm đối tượng tiêu dùng có tham vọng.

Trong khi đó, cách để một thương hiệu duy trì tính độc quyền đòi hỏi sự cân bằng giữa quảng cáo, những chính sách khoa học.

Những yếu tố trên trở thành một trong những lý do khiến Chanel quyết định đưa ra quy tắc "mỗi người một túi trong năm". Không chỉ thương hiệu Pháp, khách hàng của Hermès chỉ được mua giới hạn hai chiếc túi cùng kiểu dáng trong một năm. Đồng thời, Rolex hạn chế người mua với mức tối đa 2 mẫu đồng hồ/năm.

tai sao chanel gioi han luong tui anh 2

Giới hạn số lượng mua giúp các thương hiệu khẳng định vị thế độc quyền. Ảnh: SCMP.

Người tiêu dùng không quan tâm dù Chanel liên tục tăng giá

Thời gian gần đây, Chanel bắt đầu hạn chế lượng túi xách mà khách hàng có thể mua ở Hàn Quốc. Trong trường hợp một số mẫu túi thông dụng, người tiêu dùng chỉ có thể mua một chiếc mỗi năm.

Hankook Ilbo đưa tin Chanel Hàn Quốc đã áp dụng chính sách mới. Trong đó, mỗi khách hàng có thể mua một túi nắp gập Timeless Classic và một túi xách Coco Handle mỗi năm. Quy tắc "mỗi người một túi trong năm" có hiệu lực với cả đồ da nhỏ, chủ yếu là ví hoặc túi.

Bên cạnh những quy tắc mua hàng, Chanel tại Hàn Quốc thường xuyên tăng giá vào tháng 2, tháng 7 và tháng 9 trong năm nay. Tuy nhiên, người tiêu dùng không quan tâm đến điều đó. Các nhà phân tích thị trường nhận thấy đại dịch làm tăng thêm cơn khát hàng xa xỉ khi nhu cầu đi du lịch nước ngoài không được thỏa mãn.

Vogue Business chỉ ra rằng các thương hiệu xa xỉ liên tục tăng giá để bù đắp những khoản chi tiêu bị ảnh hưởng do đại dịch.

tai sao chanel gioi han luong tui anh 3

Nhiều ông lớn trong ngành thời trang tăng giá để bù lại những khoản chi tiêu đã mất do đại dịch. Tuy nhiên, khách hàng vẫn liên tục tìm mua dù giá tiền đã thay đổi. Ảnh: Reuters.

Chanel không phải thương hiệu duy nhất tăng giá. Những "ông lớn" trong giới thời trang như Dior và Hermès thu hút sự quan tâm của giới truyền thông khi đưa ra quyết định thay đổi mức giá với một số sản phẩm nhất định.

Louis Vuitton tăng giá 2 lần vào tháng 3 và tháng 5. Prada đẩy cao giá của sản phẩm vào tháng 7. Trong khi đó, Gucci tăng giá từ tháng 5 đến tháng 6 ở Italy, Anh và Trung Quốc. Trước những thắc mắc về quyết định thay đổi giá tiền, đại diện của Gucci từ chối trả lời.

Tin tức tăng giá khiến người tiêu dùng xếp hàng dài trước các cửa hàng, trung tâm thương mại. Bên cạnh Seoul, những cửa hàng tại Thượng Hải, Bắc Kinh... đón lượng lớn khách hàng chờ đợi trong nhiều giờ.

Doanh số bán hàng và lượng khách giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thúc đẩy các thương hiệu thao túng giá để bù cho những chi tiêu đã mất. Chiến lược này hoạt động tốt nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc - nơi nhu cầu mua sắm hàng xa xỉ tăng cao.

Thời trang xa xỉ của BTS

Thời trang sân bay của các thành viên nhóm BTS thu hút sự quan tâm từ người hâm mộ. Nhiều sản phẩm cháy hàng sau khi được họ mặc.

10 lần Bella Hadid mang thời trang năm 2000 trở lại

Bella Hadid là một trong những người góp phần giúp xu hướng cổ điển trở lại. Nữ người mẫu thường xuyên diện trang phục từ thập niên 2000.

Giai Kỳ

Bạn có thể quan tâm