Thời gian ủ bệnh phức tạp cùng với sự chủ quan chó nhà, đã tiêm vaccine khiến nhiều người vô tình bị lây nhiễm bệnh dại. Ảnh minh họa: Freepik. |
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Thuận, việc chủ quan cho rằng chó nhà khỏe mạnh nên không cần tiêm vaccine là điều sai lầm. Nguyên nhân là bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh dại khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, không chỉ qua vết cắn mà còn qua vết liếm hoặc cào vào da trầy xước hoặc niêm mạc.
"Lưu ý rằng bệnh dại rất nguy hiểm, 100% người bệnh sẽ tử vong sau khi phát bệnh", CDC Bình Thuận nhấn mạnh khuyến cáo.
Bác sĩ Nguyễn Quý, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật/HIV, Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), cho biết chó đã tiêm phòng dại trước đó vẫn chưa thể đảm bảo hoàn toàn không mắc bệnh. Trên thế giới đã từng phát hiện chó tiêm phòng vẫn tử vong do dại và chưa có nghiên cứu nào khẳng định chó, mèo đã tiêm phòng thì người bị cắn, cào sẽ không mắc bệnh dại.
Bệnh dại có quá trình ủ bệnh rất phức tạp, có thể chỉ trong vòng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài trên 1 năm, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí vết cắn của động vật. Vết thương càng sâu, càng gần khu vực thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Do vậy, chủ quan là điều rất nguy hiểm.
Thời gian ủ bệnh phúc tạp cũng dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, khó theo dõi và điều trị sau khi bị chó mèo cào, cắn.
Trong các trường hợp vết cắn nặng, nhiều vết cắn hoặc vết cắn ở vị trí gần thần kinh trung ương, như: đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... thì virus dại phát tán rất nhanh. Nếu không được xử trí vết thương đúng cách, tiêm huyết thanh và vaccine kịp thời, người bị chó, mèo cào, cắn sẽ tử vong trong thời gian ngắn.
Do đó, khi bị chó, mèo cào, cắn mọi người cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút.
Sau đó, mọi người tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 45-70%, rượu mạnh hoặc cồn iod... để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Ngay sau khi vệ sinh vết thương, mọi người cần ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vaccine hoặc huyết thanh phòng bệnh dại.
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.