Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều dịp Tết

Ăn những thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng, nhiều đường hoặc muối có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt giảm năng lượng, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường trong tương lai.

Những món ăn vặt rất hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại không cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Ảnh: Motherhoodstory.

Vào những ngày Tết, trẻ được cha mẹ cho ăn uống thoải mái nhiều loại thức ăn, "thực phẩm rác", trong đó có bánh kẹo, đồ ăn vặt. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này lại chứa hàm lượng đường hoặc muối, chất bảo quản rất cao nhưng lại ít hoặc không có chất dinh dưỡng, thậm chí gây hại sức khỏe.

Là cha mẹ, bạn cần chú ý và hạn chế trẻ ăn các món ăn vặt càng nhiều càng tốt. Dưới đây là những hậu quả tiêu cực của đồ ăn vặt mà bạn nên biết để tránh cho trẻ.

Giảm năng lượng và sự tập trung

Đồ ăn vặt và thực phẩm nhiều đường có thể làm giảm mức năng lượng và khả năng tập trung lâu dài. Theo Momjunction, trẻ có thể có cảm giác mệt mỏi khi ăn đồ ăn vặt vì nó thiếu carbohydrate và protein cần thiết để duy trì và tăng cường năng lượng. Điều này khiến trẻ khó tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc thực hiện công việc hàng ngày.

Ngoài ra, đồ ăn vặt thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp sự tỉnh táo cho não bộ. Thanh thiếu niên có thể phải đối mặt với các vấn đề về sự tập trung, khả năng duy trì thấp hơn và khả năng học tập giảm sút.

Có hại cho sức khỏe đường ruột

Theo Healthshots, ruột của con người có vô số vi khuẩn hiện diện trong đó. Những thứ này giúp chúng ta khỏe mạnh vì chống lại các vi khuẩn không mong muốn xâm nhập vào cơ thể và cũng giúp ích cho nhiều chức năng khác. Sức khỏe đường ruột rất quan trọng để giữ cho khả năng miễn dịch mạnh khỏe. Tuy nhiên, đồ ăn vặt gây hại cho đường ruột, đặc biệt với trẻ nhỏ cần có hệ miễn dịch mạnh.

Ngoài ra, những món ăn này thường được chế biến nhiều hơn và có ít chất dinh dưỡng tự nhiên hơn. Chúng cũng có rất ít chất xơ, do đó làm tăng nguy cơ táo bón và rối loạn đường ruột hoặc ung thư ruột kết khi về già.

Tre an vat dip Tet anh 1

Các món ăn vặt thường chứa rất nhiều đường, muối và chất làm ngọt nhân tạo không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Dmoose.

Tổn thương xương, răng

Trẻ vẫn đang phát triển và cần tất cả chất dinh dưỡng cốt lõi cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng. Trong khi đó, đồ ăn vặt dẫn đến thừa cân ở đùi và hông, điều này có thể khiến một người dễ bị loãng xương sớm hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng đường cao trong đồ ăn vặt có thể dẫn đến sâu răng ở răng vĩnh viễn.

Gây béo phì

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pediatrics, việc tiêu thụ thức ăn nhanh của trẻ em có một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm liên quan đến béo phì. Nghiên cứu này cho thấy những đứa trẻ ăn thức ăn nhanh có nhiều khả năng ăn một bữa ăn có lượng calo, chất béo, carbohydrate và đường bổ sung. Ngoài ra, so với những đứa trẻ không ăn thức ăn nhanh, chúng ít có khả năng tiêu thụ nhiều chất xơ, sữa, trái cây và rau quả.

Chất béo được sử dụng để tạo hương vị và gia vị trong đồ ăn vặt sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể dẫn đến mức năng lượng thấp. Mức năng lượng thấp dẫn đến thiếu hoạt động thể chất, dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trẻ em cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề về lòng tự trọng do tăng cân.

Tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Trẻ em thường xuyên ăn đồ ăn vặt có nhiều khả năng mắc các bệnh mạn tính hơn. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đến năm 2050, cứ ba người trưởng thành thì có một người mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này có thể gây suy yếu và tử vong sớm.

Theo nghiên cứu của Trung tâm An toàn Thực phẩm năm 2012, trẻ em bị béo phì tương lai cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tim và cholesterol cao. Cơ thể trẻ có thể trải qua những thay đổi liên quan đến bệnh tật ở độ tuổi muộn hơn ngay cả khi còn ít tuổi, theo Mạng lưới Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em của Australia.

Trong khi đó, lượng natri cao trong đồ ăn vặt, thức ăn nhanh có thể dẫn đến giữ nước (phù nề) trong cơ thể và gây ra các vấn đề về chức năng thận. Phù là một trong những dấu hiệu thận bị rối loạn chức năng.

Nước ngọt có ga, soda có chứa lượng đường cao. Hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiết insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường type II trong thời thơ ấu hoặc khi về già.

Những miếng phô mai là thành phần chính trong đồ ăn vặt. Chất béo cao làm tăng mức cholesterol và cholesterol có thể tự lắng đọng trong các mạch máu của tim. Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân của bệnh tim và tăng nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Túi thuốc cần có khi đi du lịch với trẻ nhỏ dịp lễ Tết

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch hay sắp đi du lịch cùng con cái vào dịp lễ Tết sắp tới, đừng quên cho những vật dụng cần thiết dưới đây vào túi đồ thuốc của trẻ.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm