Song song với vẻ đẹp lấp lánh, kim cương nạm trên đồng hồ liệu có đi kèm với một mức giá "trên trời"?. Ảnh minh họa: The Watch Club. |
Kim cương từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự hào nhoáng, xa xỉ, thậm chí là quyền lực.
Trong thị trường đồng hồ, những thiết kế được nạm kim cương lấp lánh luôn thu hút ánh nhìn, song cũng mang đến không ít ý kiến trái chiều. Bên cạnh lời khen vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, có nhiều bình luận cho rằng đây là thứ khiến cỗ máy thời gian trở nên phô trương, loè loẹt.
Nhưng bỏ qua những tranh luận về thẩm mỹ, giá trị thực sự của những viên kim cương trên mặt đồng hồ là bao nhiêu? Theo Time+Tide Watches, để có thể hiệu được giá trị của vật liệu này, cần "tua" lại lịch sử về mối quan hệ giữa nhân loại và kim cương.
Lịch sử kim cương
Quan hệ của loài người với kim cương qua các thời kỳ lịch sử đã trải qua nhiều biến đổi đáng chú ý.
Trước đó, kim cương quý hiếm, khó chế tác nên có giá trị rất cao. Tư duy này tồn tại qua nhiều thế kỷ. Ảnh minh họa: Time+Tide Watches. |
Từ thời kỳ cổ đại, kim cương được coi là vật có giá trị cao nhất trong số các tài sản con người, chỉ dành cho vua chúa và một số ít người thượng lưu.
Vật liệu này từng được mô tả như một loại đá quý có khả năng giảm độc tố, điều trị cơn mê sảng và loại bỏ những lo lắng không căn cứ của tâm trí. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng về tính chính xác.
Cho đến thế kỷ 18, loại tinh thể không màu này vẫn rất hiếm hoi, khó chế tác và vô cùng quý giá.
Đến năm 1869, sự kiện mỏ kim cương dồi dào được phát hiện tại Nam Phi đã thay đổi tình hình. Công ty De Beers, thành lập vào năm 1888, đã tạo ra một đế chế kim cương và duy trì sự độc quyền đến gần 90% sản lượng kim cương trên thế giới cho đến những năm 1980.
Quay trở lại hiện tại, giờ đây, kim cương đã không còn hiếm như trước. Trước thế kỷ 19, sản lượng kim cương khai thác hàng năm chỉ dưới 1 triệu carat, đơn vị đo khối lượng của kim cương là carat (1 carat = 0,2 gram).
Từ 1 triệu, con số này đã tăng lên 3 triệu carat vào những năm 1920. Đến nay, mỗi năm người ta khai thác tới 130 triệu carat, số lượng đủ để trang bị nhẫn kim cương cho mọi người trên hành tinh này.
Giá trị của kim cương trong đồng hồ
Trên thực tế, sản lượng kim cương tự nhiên được khai thác nhiều hơn kim cương nhân tạo, nhưng không phải tất cả đều đạt chất lượng để chế tác trang sức. Phần lớn kim cương có màu sắc hoặc độ tinh khiết kém sẽ được sử dụng cho mục đích công nghiệp như chế tạo các thiết bị cắt và mài.
Giá trị của kim cương được xác định dựa trên các yếu tố trọng lượng, hình dáng đường cắt, màu sắc và độ trong suốt. Kim cương càng không màu, càng tinh khiết và cắt chuẩn brilliant (58 mặt) thì càng đắt.
Những viên kim cương được gắn trong vạch giờ hoặc đặt trong vỏ thường có chất lượng ở mức trung bình, đẹp mắt nhưng giá trị không quá cao. Ảnh minh họa: Time+Tide Watches. |
Phần lớn những loại kim cương trên đồng hồ lấp lánh đẹp mắt nhưng giá trị không quá cao, có chất lượng trung bình.
Ước tính 12 viên kim cương trên mặt số đồng hồ có thể bán được khoảng 20-50 USD. Nhưng thị trường mua bán kim cương tháo từ đồng hồ rất hạn chế, bởi người mua hoặc các cửa hàng đá quý thường thu mua kim cương chưa sử dụng hoặc loại được chứng nhận qua giấy tờ.
Bên cạnh đó, không phải thương hiệu nào cũng sử dụng kim cương tự nhiên trong sản phẩm của mình. Nếu đồng hồ sử dụng kim cương nhân tạo, giá trị của loại đá này gần như không đáng kể.
Do đó, ý tưởng tháo kim cương từ đồng hồ để bán lấy tiền không thực sự mang lại lợi nhuận tốt. Nếu đồng hồ được làm từ vàng hoặc bạch kim, việc tháo kim cương có thể làm hỏng cấu trúc của đồng hồ, ảnh hưởng thẩm mỹ và khiến đồng hồ mất giá.
Kim cương đã không còn khan hiếm, do đó, hãy dừng nghĩ đến việc tháo vật liệu trang trí trên đồng hồ để bán lấy lời. Ảnh minh họa: Time+Tide Watches. |
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.