Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2020 thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Từ cơ sở này có thể thấy rằng sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch sẽ có cơ hội tìm việc lớn.
Nhu cầu nhân lực cao
Khi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhu cầu nguồn nhân lực cũng vì thế tăng cao. Theo báo cáo tóm tắt kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), cả nước hiện có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước.
Tuy nhiên chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Đến năm 2020 ngành du lịch cả nước sẽ cần đến trên 2 triệu lao động chất lượng cao.
Tốc độ tăng trưởng du lịch như hiện nay yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới. Tuy nhiên, mỗi năm các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực.
Ngành du lịch Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: Minh Hoàng |
Đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội
Với mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, “nhúng môi trường doanh nghiệp vào trường học”, sinh viên ngành du lịch - Đại học Tây Đô được trang bị kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, tiếng Anh và tin học trước khi ra trường.
Nhờ phương thức học tập sáng tạo, sinh viên có những giờ học và thực hành đầy cảm hứng. Song song đó, sinh viên ngành du lịch còn được tiếp cận thực tế để củng cố kỹ năng thuyết minh du lịch, thiết kế và điều hành tour, tuyến điểm du lịch và xây dựng chương trình du lịch, tâm lý du khách và kỹ năng ứng xử, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch…
Một trong những điểm yếu của sinh viên ngành du lịch là trình độ ngoại ngữ. Thấu hiểu điều này, từ năm 2017 Đại học Tây Đô đã mạnh dạn thay đổi chuẩn đầu ra, trong đó sinh viên ngành du lịch tốt nghiệp từ năm 2019 trở đi phải đạt chuẩn tiếng Anh TOEIC tối thiểu là 500.
Sinh viên ĐH Tây Đô có nhiều chuyến thực tế để trao dồi kiến thức. |
Đồng thời, Đại học Tây Đô còn hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy và tạo điều kiện thực tập, “đặt hàng” tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Chính mối quan hệ chặt chẽ này đã góp phần không nhỏ tạo nên con số 88% tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
Các nhà tuyển dụng chia sẻ, một trong những ưu điểm của lao động tốt nghiệp Đại học Tây Đô là nhanh nhẹn, thích nghi khá tốt với công việc và có tinh thần cầu tiến, có năng lực khá tốt trong việc giao tiếp và tiếp xúc với đối tác, khách hàng. Đó là lý do các doanh nghiệp quan tâm và tiếp tục tuyển dụng sinh viên của trường.
Năm nay Đại học Tây Đô áp dụng 2 hình thức xét điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ THPT cho ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Việt Nam học. Đối với hình thức xét học bạ, thí sinh cần đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Điểm xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 hoặc điểm trung bình cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Ban Tư vấn tuyển sinh - Đại học Tây Đô: 68 Trần Chiên, KV Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ; hotline: 0939028 579 - 0939440 579. Độc giả xem thông tin chi tiết tại www.ts.tdu.edu.vn.