Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Lý do nhiều người bị căng thẳng hậu Covid-19

F0 có thể bị căng thẳng trong suốt quá trình mắc bệnh. Thậm chí, sau khi hồi phục, nhiều người vẫn luôn lo lắng, bất an, gặp di chứng tâm lý kéo dài.

Mẹ tôi đã khỏi Covid-19 được 4 ngày. Tuy nhiên, mẹ tôi vẫn thấy bất an, căng thẳng vì sợ bị tái nhiễm hoặc gặp phải các di chứng hậu Covid-19. Tôi phải làm gì để trấn an bà?

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

Căng thẳng, sang chấn tâm lý là di chứng tâm thần và biểu hiện phản ứng cảm xúc của một người sau khi tiếp xúc vấn đề, sự kiện đáng lo ngại nào đó.

Nhiều nghiên cứu phát hiện sau khi hồi phục từ Covid-19, một số bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bất an, hoảng sợ hoặc gặp phải các triệu chứng thể chất như đau đầu, khó ngủ... Người bệnh bị căng thẳng do hồi tưởng lại thời điểm mắc Covid-19, cảm xúc tiêu cực từng gặp phải. Từ ngữ, đồ vật hoặc tình huống nhắc nhở về Covid-19 có thể khiến họ lo lắng dữ dội. Đó có thể là trải nghiệm khó thở hoặc về những ngày phải điều trị trong phòng ICU, phải thở oxy...

Ngoài ra, nỗi lo về nguy cơ tái nhiễm, hậu Covid-19 cũng khiến những người này bất an, lo lắng, dẫn đến rối loạn chức năng sinh học và tinh thần.

Lo lắng, căng thẳng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19, thậm chí có thể xảy ra với bạn thân hoặc thành viên gia đình của bệnh nhân Covid-19 nặng hoặc tử vong.

Theo thời gian, phản ứng này có thể giảm dần, mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, khi bị căng thẳng, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tinh thần, mệt mỏi và rối loạn tâm lý.

Một vài biện pháp có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng, lo lắng sau khi khỏi Covid-19:

- Đối mặt trực tiếp với căng thẳng: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, đừng đẩy nó ra xa. Hãy thử thách những suy nghĩ này và thay thế chúng bằng những hình ảnh lạc quan hơn. Bạn có thể tưởng tượng tưởng hoặc xem những hình ảnh yên bình, thư giãn. Đó có thể là hình ảnh bãi biển, bầu trời trong xanh, khu rừng, cánh đồng hoặc một nơi nào đó bạn đã đến trong kỳ nghỉ.

- Thực hiện các hoạt động thu hút tâm trí: Bạn có thể thực hiện những hoạt động đơn giản như vẽ tranh, xem phim hài, tập thể dục hoặc chơi game. Tránh nghe bất kỳ áp lực bên ngoài nào cản trở bạn trở lại trạng thái bình thường.

- Tập thiền, yoga: Các bài tập thở, thể dục, thiền, yoga,… sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều hormone hạnh phúc và giảm hormone căng thẳng. Nó cũng sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Nếu sau khi thử những biện pháp này, bạn vẫn cảm thấy lo lắng quá mức hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày và công việc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là nếu bạn tiếp tục gặp phải những hình ảnh hoặc suy nghĩ đau buồn thường xuyên liên quan thời gian nằm viện.

Ai dễ gặp di chứng hậu Covid-19?

Các nghiên cứu cho thấy nữ giới trong độ tuổi 40-50, tiền sử mắc bệnh lý tâm thần, hen suyễn, có tự kháng thể, tải lượng virus cao dễ gặp di chứng sau khi khỏi Covid-19.

Độc giả Minh Trí

Bạn có thể quan tâm