Viêm xoang, viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp liên quan đến đường hô hấp. Bệnh ngày càng gia tăng do ô nhiễm, khói bụi. Nhiều người không khỏi băn khoăn liệu mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi hay không.
Nâng mũi không ảnh hưởng đến viêm xoang
Cấu trúc xoang mũi bao gồm xoang trán, xoang sàng, xoang bướm, xoang hàm. Chúng đều đổ vào ống mũi và liên quan đến lưu thông của mũi. Tất cả các vấn đề tác động, kích thích đến ống mũi đều ảnh hưởng đến bệnh xoang mũi.
Tuy nhiên, TS.BS phẫu thuật thẩm mỹ Mai Mạnh Tuấn (tốt nghiệp Học viện Quân y, hơn 20 năm kinh nghiệm và làm việc trong lĩnh vực thẩm mỹ - tạo hình), cho biết chất liệu độn được đặt trên xương chính và dưới da mũi, vì vậy không gây tác động đến xoang.
Vị trí đặt chất liệu độn không ảnh hưởng đến xoang mũi. Ảnh: BSCC |
Theo lý thuyết, việc đặt chất liệu độn giúp thay đổi hình thái của mũi, trang trí cho hình thức khuôn mặt đẹp hơn mà không ảnh hưởng đến chức năng, các vấn đề liên quan đến xoang.
Bác sĩ Mạnh Tuấn cũng cho biết trong một số trường hợp đầu mũi hếch, ống mũi quá lộ có thể bị tác động xấu bởi không khí, khói bụi từ bên ngoài, gây kích thích niêm mạc ống mũi, xoang mũi. Khi phẫu thuật đầu mũi kín hơn, giảm bớt tác động từ môi trường còn có thể cải thiện tốt hơn tình trạng viêm.
BSCKII Vũ Sơn (Tốt nghiệp học viện Quân y) lưu ý bệnh nhân viêm xoang cấp tính nặng, các bệnh viêm mũi cấp tính khác, mũi đau nhức, viêm nhiễm, chảy máu, có mụn đang sưng, mưng mủ, bị thương nên điều trị ổn định rồi mới tiến hành phẫu thuật nâng mũi.
Trường hợp viêm xoang cấp tính nặng, các bệnh viêm mũi cấp tính khác, mũi đau nhức, viêm nhiễm, chảy máu nên điều trị ổn định mới tiến hành nâng mũi. Ảnh: Daily Mail. |
Nâng mũi có đau?
"Với các phương pháp nâng mũi đơn thuần như đặt chất liệu độn silicone, bọc sụn,… đều là tiểu phẫu nhẹ nhàng, có thể thực hiện dưới vô cảm gây tê tại chỗ, không có cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Ngay cả sau phẫu thuật, khách hàng cũng không cảm thấy quá đau đớn, khó chịu", chuyên gia thẩm mỹ Mạnh Tuấn cho hay.
Với những trường hợp nhạy cảm, tâm lý lo lắng, bác sĩ có thể sử dụng thêm giải pháp khác để hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn như uống, tiêm, truyền thuốc giảm đau trước khi thực hiện, bôi tê tại chỗ vị trí tiêm thuốc gây tê.
Sau khi phẫu thuật ổn định, bạn có thể sinh hoạt hoàn toàn bình thường, như mũi thật, có thể tắm rửa, sờ nắn. Một số trường hợp va đập quá mạnh không chỉ chất liệu độn mà cấu trúc mũi cũng bị thay đổi. Vì vậy, dù nâng mũi hay không bạn cũng nên tránh xảy ra chấn thương ở khu vực này.