Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mắc sán dây lợn tưởng ung thư não di căn

Sau khi có triệu chứng liệt nửa mặt, liệt người bệnh nhân mới vào viện. Qua thăm khám bác sĩ kết luận bị sán dây lợn tại não.

Liệt người vì sán

Trung tâm phẫu thuật dao gamma bệnh viện Đại học Y dược Huế từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị sán dây lợn não. Đó là bệnh nhân Lê Thanh H., trú tại Phú Yên, nhập viện vì bị liệt nửa mặt, liệt nửa người bên phải.

Theo như người nhà kể, bệnh nhân khỏe mạnh, không ốm đau và có sở thích ăn các món như thịt gác bếp, thịt hun khói, thịt bò tái, thịt nướng. Cách đây 2 tháng, ông H. thường nhức đầu nhẹ, sau đó bệnh nhân thấy méo miệng về bên trái, tay phải yếu không cử động, không nắm được vật dụng, kèm theo chân phải yếu dần, không cử động nổi. Bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Hoàn Vũ và được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM.

Tại bệnh viện, các chỉ số xét nghiệm điện tim bình thường, CT phổi thấy có tràn dịch màng phổi, chụp CT não bác sĩ chẩn đoán tổn thương đa u nang ở 2 bán cầu đại não, nghi do di căn ung thư chưa rõ nguyên nhân. Bệnh được cho điều trị ngoại trú, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện ĐH Y Dược Huế để điều trị phẫu thuật dao gamma. Tuy nhiên khi đến bệnh viện, các bác sĩ làm các xét nghiệm, chẩn đoán lại có kết quả khác. Khi thử test ký sinh trùng, bệnh nhân dương tính với sán dây lợn.

Bệnh nhân bị sán dây lợn não.

Bệnh nhân bị sán dây lợn não.

Phổi không xẹp nhưng thâm nhiễm kẻ dạng nhiều nốt dọc, nghi ngờ ung thư phổi di căn hoặc nấm dạng lao phổi. Bệnh nhân chưa được điều trị bằng dao gama mà tiếp tục chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh khi bệnh nhân có thói quen ăn thịt tái, hun khói.

Đặc biệt chụp cắt lớp vi tính ở não cho thấy có 6 ổ khối u nhỏ ở 2 bên bán cầu não, kích thước nhỏ 20 mm, khối u tròn, không có chân, bên trong có hoại tử trắng đều trên phim. Lúc này, ông H. được bác sĩ chẩn đoán u não do di căn chưa rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, dựa vào những kinh nghiệm về chuyên ngành và những dữ liệu có được của y học về các triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ, cận lâm sàng, công thức máu, kết quả chụp CT Scan, các bác sĩ đã thống nhất chẩn đoán u não do ấu trùng sán dây và điều trị cho bệnh nhân theo hướng nhiễm kén ấu trùng sán dây lợn ở não. Sau khi can thiệp đợt điều trị đầu, bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển tốt đáp ứng với phương pháp điều trị.

Sán dây lợn phòng tránh như nào?

Trước mức độ nguy hiểm của bệnh sán dây lợn, đại diện Cục An toàn thực Phẩm Bộ Y tế đã có nhiều văn bản phòng chống bệnh sán dây lợn.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục An toàn thực phẩm, bệnh sán dây lợn do Taenis solium gây ra. Sán ký sinh ở ruột non, gây rối loạn tiêu hoá và có thể gây bệnh ấu trùng ở các bộ phận trong cơ thể. Nang ấu trùng ở sán trong thịt lợn.

Biểu hiện bệnh sán lá trưởng thành thỉnh thoảng đau vùng thượng vị, đi ngoài lỏng, táo, ăn không ngon, đôi khi buồn nôn.

Bệnh nang ấu trùng sán dây lợn, ở mô dưới da tạo thành các nốt có thể sờ được, gây đau cơ ở mắt làm giảm thị lực, gây mù loà. Nang ấu trùng ở tim làm tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu, ở não gây liệt, động kinh,…

Đường lây truyền bệnh: lây qua đường tiêu hoá, ăn thịt lợn nấu chưa chín, nem chua. Bệnh nhân thải trứng sán ra đất, trứng sán sống ở đất nhiều tháng. Từ khi nhiễm nang ấu trùng sán đến khi sán trưởng thành khoảng 10 tuần. 

Biện pháp phòng chống: Quản lý phân của người bệnh, người bệnh không đại tiện vào chuồng lợn. Không ăn thịt lợn tái, nem chua, thịt nấu chưa kỹ, thịt lợn gạo (thịt có nang ấu trùng sán)

Điều trị sán dây trưởng thành bằng cá loại thuốc Niclosamid, Praziquantel theo hướng dẫn của thầy thuốc.

http://infonet.vn/mac-san-day-lon-tuong-ung-thu-nao-di-can-post158845.info

Theo Phúc Mai/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm