Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MBA - tấm bằng giá trị của người trẻ thời 4.0

Cung cấp kiến thức mới trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển kỹ năng quản lý, lãnh đạo, mở rộng mối quan hệ là điều giúp MBA trở thành tấm bằng nhiều người muốn sở hữu.

Chương trình MBA được biết đến là chương trình nhiều giá trị và có thể tạo đòn bẩy phát triển cho người học, nhất là người có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, với tính chất đó, không ít sinh viên Việt Nam, đặc biệt là những bạn theo các chuyên ngành kinh tế, băn khoăn rằng, liệu chương trình MBA có phù hợp với các bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học hay không?

Theo PGS.TS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện ISB, mỗi chương trình MBA đều được thiết kế đảm bảo 5 ý nghĩa cốt lõi cho người học. Thứ nhất, sau chương trình, người học được cung cấp những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Thứ hai, MBA giúp phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho mỗi cá nhân.

Thứ ba, những hiểu biết và kinh nghiệm thu được từ MBA có thể giúp người học, nhất là những người đã và sẽ kinh doanh, giải quyết được những “điểm nghẽn” thực tiễn phát sinh trong chính công việc của mình. Thứ tư, thời gian học MBA là cơ hội cho các bạn mở rộng mối quan hệ cần thiết cho tương lai. Thứ năm là sức hút của tấm bằng MBA, như một giấy chứng nhận giá trị cho người lao động trong thời buổi kinh tế - thị trường.

Ông Quân chia sẻ, nhiều người cho rằng MBA chủ yếu dành cho những ai đi làm lâu năm. Bởi ngoài việc xây thêm kiến thức trên nền kinh nghiệm đã có, việc thu nhận kinh nghiệm từ bạn học đang làm nhiều ngành nghề khác nhau là điều quý giá. Đơn cử với một câu chuyện khủng hoảng truyền thông, người trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn sẽ xử lý khác, người làm logistics sẽ xử lý khác. Sự muôn màu muôn vẻ này là vốn quý mà nếu chỉ dựa vào bài giảng ở lớp, chắc chắn sẽ không có được.

Vien ISB anh 1
PGS.TS Trần Hà Minh Quân chia sẻ trải nghiệm học MBA của mình.

Thông thường, nhiều người sau khi đi làm một vài năm sẽ cảm thấy “ngán” học lên cao hoặc không dám tạm gác sự nghiệp để học tiếp. Vì lẽ đó, việc du học MBA lúc này khó hơn nhiều so với khi mới ra trường.

Hiện nay, nhiều người trẻ vừa ra trường tìm học MBA với những giá trị riêng. Theo ông Quân, nhiều chương trình MBA được thiết kế riêng cho đối tượng này, trong đó MBA Venture là một ví dụ. MBA Venture chú trọng đến sự trải nghiệm, giúp người học có cơ hội tiếp xúc môi trường quốc tế, giúp đào sâu kiến thức chuyên môn, mở rộng hiểu biết xã hội, tạo điều kiện nâng cao ngoại ngữ.

Trải nghiệm môi trường tự lập là cách để trưởng thành nhanh nhất khi phải tự xoay xở một mình. Tự lập là cách tốt nhất để các bạn trẻ, nhất là những người được gia đình bao bọc quá nhiều, có thể tích lũy được một khối kinh nghiệm sau du học.

Bên cạnh đó, những mối quan hệ quý giá từ bạn bè quốc tế cũng giúp ích cho công việc trong tương lai. Yếu tố khám phá (venture) trong MBA góp phần tạo nên sức bật lâu dài cho người học, tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực.

“Theo quan sát của tôi, thời gian du học dù ít hay nhiều đều là đòn bẩy giúp các bạn trẻ vượt qua giới hạn về ngôn ngữ, văn hóa, năng lực của bản thân. Không ít bạn sau khi trở về đã tự tin hơn. Đó là kết quả tổng hợp của hàng loạt khám phá bản thân trong thời gian học MBA Venture”, ông Quân nói.

Theo TS. Hồ Phú Hải - giảng viên ĐH RMIT, thời gian du học MBA không hẳn là sự chững lại, mà thực chất là tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và phát triển tư duy cho những cú bật cao hơn trong tương lai. Ngoài kiến thức được hệ thống trên giảng đường, du học sinh còn thu nhận được nhiều kiến thức từ bạn học tài năng, trong đó không ít người hiện nắm giữ chức vụ quản lý trong nhiều công ty đa quốc gia.

Ông Hải cho biết thêm, trong nhóm học chung, có một bạn nữ đang nắm một vai trò quan trọng lĩnh vực marketing của Motorola tại Australia. “Những khi học nhóm, cô sẵn lòng chia sẻ nhiều vấn đề thực tế, cách xử lý tình huống khôn khéo và linh hoạt mà sau này tôi ứng dụng rất nhiều vào công việc”, ông Hải chia sẻ.

Vien ISB anh 2
ThS Nguyễn Văn Hóa chia sẻ giá trị tấm bằng MBA dưới góc nhìn nhà tuyển dụng.

ThS Nguyễn Văn Hóa, nguyên Giám đốc nhân sự DongA Bank, giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM, lưu ý rằng tấm bằng MBA không thực sự để lại lợi thế trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Điều quan trọng là tư duy, khả năng giải quyết tình huống thực tiễn ứng viên thể hiện trong quá trình phỏng vấn.

“Thế nhưng, theo kinh nghiệm của tôi, đa phần ứng viên từng học thạc sĩ đều giải quyết vấn đề tốt hơn các cử nhân. Tương tự, các thạc sĩ nước ngoài sẽ có tư duy nổi trội hơn những ứng viên có bằng thạc sĩ trong nước. Lúc này, những gì được học ở chương trình MBA sẽ phát huy tác dụng”, ông Hóa cho biết thêm.

Vien ISB anh 3

Từ 2010, ĐH Western Sydney (WSU) và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn, nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người học; tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập. MBA Venture 2019 là một trong những nội dung hợp tác giữa hai bên. Độc giả tham khảo thêm chi tiết thêm tại website isb.edu.vn.

Nếu chưa sẵn sàng về tài chính hay khả năng ngoại ngữ, bạn có thể tham gia chương trình “Trả góp du học MBA Venture” của Bella Group, đối tác của Viện ISB. Độc giả tham khảo chi tiết tại đây.

Mộc Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm