Thời tiết lạnh, nắng, mưa thất thường khiến trẻ ho húng hắng, hay ho kéo dài không khỏi, ho nhiều về đêm gây nôn ói, trằn trọc, khó ngủ. Ho kèm sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng là biểu hiện của bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi hoặc kích ứng…
Những sai lầm khi chọn thuốc ho cho trẻ
Theo TS.BS Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba, ho là phản xạ bảo vệ giúp tống xuất đờm nhớt, làm sạch đường thở. Nếu trẻ ho liên tục, dữ dội làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của con thì mới cần bác sĩ can thiệp.
Khi trẻ húng hắng ho mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ, cha mẹ chỉ cần vệ sinh mũi họng, giúp trẻ giảm nghẹt mũi và kết hợp uống thuốc ho, siro ho cảm thảo dược để làm loãng đờm nhầy, ho khạc đờm hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng siro ho trong trường hợp nào thì mẹ cần lưu ý.
Mẹ không nên vội vàng cho dùng thuốc ho khi trẻ ho, sổ mũi. |
Bác sĩ Anh Xuân cũng chỉ ra một số sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ.
Sai lầm đầu tiên là lạm dụng thuốc kháng histamin, thuốc giảm ho trung ương gây giảm ho, ức chế ho. Các nhóm thuốc này có thể ức chế ho, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như quánh dịch tiết, ứ đọng đờm gây suy hô hấp.
Hầu hết hiệp hội y khoa lớn trên thế giới khuyến cáo không sử dụng các chế phẩm, kể cả thuốc không kê đơn có chứa thành phần tương tự để giảm ho trong bệnh cảm ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Phần lớn trường hợp trẻ bị ho không cần dùng thuốc giảm ho. Phụ huynh chỉ dùng thuốc khi trẻ ho kéo dài, quấy khóc… và được bác sĩ chuyên khoa nhi khám, chỉ định dùng thuốc.
Sai lầm tiếp theo là sử dụng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Không phải siro ho thảo dược nào cũng dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trong danh mục dược liệu độc tính có nguồn gốc thực vật, một số dược liệu có độc như bán hạ bắc, ma hoàng, khổ hạnh nhân… không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.
Một số tinh dầu như cineol cũng được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới một tuổi. Những thành phần này phổ biến trong các siro ho thảo dược cần được kê đơn từ bác sĩ, bố mẹ không tự ý mua cho trẻ uống, nhất là trẻ sơ sinh.
Chọn đúng siro ho cảm thảo dược giảm ho, sổ mũi
Siro ho cảm thảo dược có các thành phần tự nhiên như quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh… sẽ lành tính và ít tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bố mẹ dễ dàng mua và cho trẻ nhỏ dùng ngay khi có dấu hiệu húng hắng ho khan, ho đờm. Trẻ dùng siro ho cảm thảo dược cần sự kiên trì, tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng ghi trên bao bì để đem lại hiệu quả.
Trong đó, siro ho cảm Ích Nhi được nhiều mẹ nuôi con nhỏ lựa chọn với các ưu điểm. Thứ nhất, sản phẩm vừa có tác dụng hỗ trợ giải cảm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, vừa hỗ trợ giảm ho, đờm, góp phần tăng sức đề kháng, bổ phế cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Thứ 2, sản phẩm được tạo nên từ các dược liệu sạch chuẩn quốc tế GACP-WHO: Quất (Vụ Bản, Nam Định), cát cánh (Bắc Hà, Lào Cai)...
Bộ sản phẩm ho cảm Ích Nhi dùng cho trẻ khi ho, đờm, sổ mũi. |
Thứ 3, đơn vị sản xuất cho biết siro ho cảm Ích Nhi an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị ho, đờm, sổ mũi nhờ chứa dịch chiết từ dược liệu sạch.
Thứ 4, sản phẩm phù hợp nhiều độ tuổi: Trẻ sơ sinh dùng được siro ho cảm Ích Nhi; trẻ từ 3 tuổi có thể chuyển sang siro Ích Nhi 3+ kết hợp viên ngậm Ích Nhi để tăng hiệu quả giảm ho, đau rát họng, khản tiếng.
15 năm lưu hành trên thị trường, siro ho cảm Ích Nhi là lựa chọn của nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Năm 2022, siro ho cảm Ích Nhi là sản phẩm ho cảm duy nhất đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Sản phẩm cũng nằm trong hệ sinh thái của Công ty Nam Dược - doanh nghiệp đạt “Top 5 công ty Đông dược uy tín Việt Nam” 2 năm liền (2022 và 2023).