Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Mẹo tránh trộm cướp khi du lịch Paris

Anh Nguyễn Anh Lukas (sống ở Pháp 6 năm) cho biết du khách Việt thường mang tâm lý chủ quan, ít đề phòng khi du lịch Paris nên dễ thành nạn nhân của các vụ cướp giật.

du khach Viet bi moc tui o Paris anh 1

Đến bây giờ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Anh Lukas vẫn chưa quên ký ức đáng sợ những ngày đầu đặt chân đến "kinh đô ánh sáng".

"Khi cùng chị gái đi tàu điện từ sân bay về nơi thuê nhà, mải mê ngắm nhìn thành phố, trò chuyện, tôi không hề nhận ra chiếc balo để iPad, tiền, giấy tờ và nhiều đồ giá trị của mình không cánh mà bay", anh Lukas kể lại.

Nhiếp ảnh gia gọi đó là cú sốc nhớ đời. Lúc đó, anh không nghĩ ở thành phố văn minh, hiện đại bậc nhất châu Âu lại có nạn trộm cắp giữa ban ngày như vậy.

Khách du lịch dễ nhận diện qua cách ăn mặc

Ở Paris 6 năm, anh Lukas chứng kiến nhiều bạn bè, người quen hay khách hàng từ Việt Nam sang du lịch bị trộm cắp bằng chiêu trò đa dạng, tinh vi.

Kẻ xấu giỏi nhận diện khách du lịch qua cách diện trang phục hàng hiệu, đắt tiền và màu sắc rực rỡ. Chúng thích phụ nữ nói riêng và người châu Á nói chung vì đa số hiền, thường mang theo nhiều tiền mặt. Hơn nữa, những người lần đầu đi du lịch châu Âu còn lạ lẫm và ít đề phòng trộm, cướp.

Ngay từ khi xuống máy bay, ra khỏi cửa lấy hành lý bạn hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo. "Trong lúc bạn ngó ngang ngó dọc tìm đường, có thể một thanh niên chạy rất nhanh qua và sẽ 'cầm hộ' bạn cái balo", anh nói.

Đi tàu điện từ sân bay về khách sạn, du khách thường có tâm lý thoải mái sau một hành trình mệt mỏi nên mất cảnh giác. Thường, một nhóm người sẽ lại gần, bắt chuyện. Sau đó, bạn nhận ra mình đã mất túi xách, vali từ khi nào không hay.

Anh Lukas chia sẻ: "Paris thực sự rất đẹp, đáng để ghé thăm. Tuy nhiên, mùa hè là giai đoạn du lịch cao điểm, nhiều du khách đổ về thành phố vui chơi. Người Việt càng nên tìm hiểu kỹ thông tin du lịch, đề cao cảnh giác để tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chuyến đi".

Anh Nguyễn Anh Lukas chụp ở cánh đồng hoa oải hương. Ảnh: NVCC.

Luôn luôn cảnh giác

Lukas khuyên du khách cẩn thận với những người bất ngờ tiếp cận, áp sát, ngã nhào vào mình hay chen lấn ở khu vực đông người. Một người bạn của anh từng bị kẻ xấu liên tục ngã vào khi tàu đi qua đoạn cua và móc ví. May mắn, người này kịp phát hiện và nhanh chóng di chuyển đi chỗ khác.

Cũng có trường hợp khách ngồi ghế gần cửa lên, xuống bị giật điện thoại hay túi xách đúng lúc tàu sắp đóng cửa. Khi đó, bạn không thể đuổi theo được.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên ngồi ghế bên trong, cho tay vào túi quần, áo, túi xách, giữ chặt đồ quan trọng. Du khách luôn đeo balo, túi đằng trước, hai tay ôm chặt và không mang quá nhiều tiền khi rời khỏi nhà trọ, khách sạn.

Nên để các giấy tờ quan trọng, hộ chiếu nên để ở phòng hoặc giữ thật kỹ. Trường hợp không may bị móc túi, mất giấy tờ, việc làm lại phiền phức và tốn thời gian.

du khach Viet bi moc tui o Paris anh 2

Nữ du khách Ly Vũ check-in tại khu vực tháp Eiffel trong chuyến đi năm 2020. Ảnh: NVCC.

Tương tự, Ly Vũ nhận xét Paris đẹp, hào nhoáng nhưng cũng có những góc khuất ít được truyền thông nhắc đến. Trong đó, nạn trộm cướp, lừa đảo nhiều vô kể và đa dạng về mánh khóe.

"Khi dạo chơi trên đường, tôi gặp 5-6 người xin tên và chữ ký vào một tờ giấy ghi 'Bạn có sẵn lòng giúp đỡ người mù không?' hay những câu tương tự. Phía dưới là một hàng chữ tiếng Pháp. Để tránh rủi ro, tôi đều lắc đầu trả lời không biết tiếng Anh và đi nhanh ra chỗ khác", chị Ly kể trải nghiệm của mình.

Nhiều du khách nhầm tưởng đó là một loại kiến nghị đòi quyền lợi cho người mù và ký vào tấm bảng. Ngay lập tức, họ sẽ đe dọa lấy tiền từ bạn. Dòng chữ bằng tiếng Pháp bên dưới có thể là "khi ký vào tấm bảng này, bạn phải trả tôi 500 euro" hoặc những nội dung đe dọa tương tự.

Vì vậy, cách tốt nhất để thoát khỏi cạm bẫy du lịch này là lắc đầu, kiên quyết từ chối và đi thẳng. Đừng bao giờ ký vào bất cứ giấy tờ gì mà bạn không hiểu hết ý nghĩa.

Khách Việt bị móc túi, cướp giật ở châu Âu

Mới đây, thông tin một du khách Việt bị cướp đồng hồ trị giá hơn 1,2 tỷ đồng ở Italy khiến nhiều người có dự định tới các quốc gia châu Âu du lịch quan tâm, lo lắng.

Một cái chạm nhẹ cũng đủ giết chết san hô

Nếu không cẩn thận chạm vào san hô, chúng sẽ bị ảnh hưởng hoặc chết. Bỏ lại rác hay vô tình đánh rơi các vật dụng nhỏ cũng là yếu tố làm hại sinh vật này.

Nhật Bản mở cửa với khách du lịch

Nhật Bản thông báo tiến hành "du lịch thử nghiệm" dưới hình thức tour trọn gói cho nhóm khách từ Mỹ, Australia, Thái Lan và Singapore từ cuối tháng 5.

Thảo Ly

Bạn có thể quan tâm