Hàng trăm ngôi nhà nổi trên vịnh, giữa những dãy núi đá vôi tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Đây là phần nối liền giữa vịnh Lan Hạ và vịnh Hạ Long, địa danh đã được bình chọn là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ảnh: Đông Giang. |
Một cung đường ở Sơn La. "Mỗi khi thấy dáng hình chữ S, trong tôi lại trào dâng cảm xúc về quê hương đất nước tươi đẹp. Tôi mong muốn cho quê hương thanh bình và no ấm, khát khao cho Tổ quốc tôi mãi hòa bình", tác giả Đức Thành chia sẻ. |
Bản Phùng, Hoàng Su Phì (Hà Giang) của tác giả Ngọc Vũ. Lúa Hoàng Su Phì chín muộn hơn, thường vào giữa tháng 10. Theo như cách gọi của những người đam mê du lịch bụi, Hoàng Su Phì là nơi kết thúc trọn vòng cung ngắm lúa của toàn vùng cao miền Bắc. |
Bản Phùng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang). "Tôi ấn tượng bởi trong một buổi sớm mai đã chứng kiến được khung cảnh đẹp đẽ của bản Phùng, thức giấc với lúa vàng đang độ thu hoạch. Mây như ôm ấp bản làng, phía chân trời hừng lên một bình minh tươi sáng", tác giả Ngọc Vũ viết. |
Cô bán hàng hoa mùa lũ tại Hội An, Quảng Nam. Vượt lên những khó khăn về đường xá, lũ lụt, mưa rơi, nước ngập, cô bán hoa đem đến cho cuộc sống những đoá hoa tươi, tiếp thêm nghị lực sống cho mọi người. Ảnh: Ngọc Vũ. |
Khi chiếc cầu thứ hai qua sông Nhật Lệ hoàn thành sẽ nối liền Bảo Ninh - Đồng Hới (Quảng Bình). Cư dân hai bờ sẽ là những người vui nhất bởi đã có nhịp cầu nối đôi bờ vui. Ngoài ra, công trình giao thông này còn là điểm nhấn tô điểm thêm cho TP hoa hồng. Ảnh: Đức Thành. |
Cầu Rồng (Đà Nẵng) trong một đêm giông. Đây là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, dài 666 m, rộng 37,5 m, 6 làn xe chạy, hoạt động từ tháng 3/2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Ngô Văn Chính. |
Trên cầu Long Biên, Hà Nội. Người công nhân sửa chữa đường ray sau khi hết ca làm việc đi bộ tới lối ra để trở về. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
Đây là hình ảnh đẹp về một người cất vó cá ở hồ Hàm Kỳ, tỉnh Phú Thọ. Một hồ nước nhân tạo bị nước xâm lấn làm cho những cây chết khô nhô lên khỏi mặt nước. Ảnh: Ngọc Vũ. |
Mùa hoa súng ở Châu Đốc (An Giang). Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn. |
Giếng làng, nơi trẻ nhỏ và người lớn vẫn thường xuyên tắm rửa, vui đùa. Khung cảnh nông thôn bình dị khó quên đối với nhiều người. Ảnh: Vũ Anh Dũng. |
Tác giả Vũ Anh Dũng bình luận: "Trẻ em bây giờ suốt ngày học, không còn tuổi thơ bên những lũy tre bờ đê chăn trâu thả diều nữa, mà chỉ có học và học". |
"Hoàng hôn em định chở đi đâu/Để tím trời mây một dáng sầu/Lặng lẽ vòm cây còi cọc đứng/Im lìm lá mục đã nằm sâu/Cút bắt đêm ngày liệu thấy nhau/Tình xa muôn lối nhạt phai màu/Thôi em đừng cắp hoàng hôn nữa/Bỏ lại cho đời một khát khao", tác giả Lê Minh Phát chú thích ảnh bằng các câu thơ trên. |
Sài Gòn lung linh lúc lên đèn nhìn từ trên cao. Ảnh: Đỗ Thái Sơn. |
Bình minh ở TP.HCM. Ảnh chụp tại khu vực quận 1, xa xa là quận 2 đang ngày một đổi thay với những công trình, dự án bất động sản mọc lên liên tục. "Tôi luôn dành thời gian rảnh rỗi mỗi cuối tuần để chụp về thành phố, lưu lại những khoảnh khắc về Sài Gòn để ngắm nhìn nó đổi thay từng ngày", tác giả Tú Trần miêu tả. |
Bến Nhà Rồng, TP.HCM sáng rực trong đêm. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1863, do Công ty vận tải đường biển thi công, mục đích để làm nơi ở cho tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Ảnh: Xuân Nguyễn. |
"Cực kỳ ấn tượng, một con kênh hình cung đàn chạy dài giữa lòng thành phố. Tôi muốn ghi lại hình ảnh này một cách đẹp nhất có thể", tác giả Xuân Nguyễn chia sẻ. Cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" với những giải thưởng hấp dẫn sẽ nhận bài đến hết ngày 28/8. Mời bạn gửi ảnh tham gia tại đây. |
Đừng bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào tập ảnh lưu giữ những gì tươi đẹp nhất, thân thương nhất và đáng tự hào nhất về đất nước với cuộc thi “Dấu ấn Việt Nam” do Zing.vn tổ chức. Không chỉ là cuộc thi để chia sẻ hình ảnh, Zing.vn mong muốn mọi người biết thêm nhiều điều mới mẻ về mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên và thuộc về.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/7/2017 đến ngày 20/9/2017. Trong đó, thời gian nhận bài dự thi từ ngày 28/7 đến hết ngày 28/8; thời gian công bố kết quả từ 2/9 đến 5/9. Mỗi thí sinh có thể gửi nhiều bài dự thi cho cả 2 thể loại.
Bài dự thi có thể chụp bằng máy ảnh, điện thoại di động hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác. Cuộc thi chỉ có duy nhất vòng thi trực tuyến (online). Ảnh dự thi có dung lượng tối thiểu 2 MB, kích thước tối thiểu 1.920 megapixel theo chiều ngang. Dung lượng tối đa là 8 MB, kích thước tùy ý. Lưu ý: Thí sinh nộp lại ảnh gốc trong trường hợp trúng giải
Giải thưởng do Ban giám khảo chấm:
- Ảnh đơn: Giải Nhất (1 giải): 15 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
- Bộ ảnh (7 ảnh): Giải Nhất (1 giải): 20 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Độc giả bình chọn
Giải bài dự thi được bình chọn (like, share trên site Dấu ấn Việt Nam. 1 share = 10 like) nhiều nhất: 10 triệu đồng (tiền mặt)
Người nhận giải tự thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Đối tượng dự thi là những người yêu thích nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong và ngoài nước, không phân biệt đối tượng, lứa tuổi.
Đảm nhiệm vai trò giám khảo cho cuộc thi là nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh (Báo Vietnam News), nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Hải Thịnh và nhà báo Nguyễn Hoàng Hà.
Để tham gia cuộc thi “Dấu ấn Việt Nam”, mời độc giả truy cập tại đây.