Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mối liên quan giữa răng miệng và bệnh toàn thân

Một số bệnh nghiêm trọng có liên quan sức khỏe răng miệng như tim mạch, viêm phổi, loãng xương, đái tháo đường, HIV/AIDS.

Răng miệng là môi trường nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là nơi xuất hiện các vi khuẩn có hại, gây ra nhiều bệnh liên quan sức khỏe toàn thân.

Khi sức đề kháng của cơ thể tốt và chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện hàng ngày như chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng bằng nước sát khuẩn thì vi khuẩn sẽ được kiểm soát. Khi không được chăm sóc, các vi khuẩn sẽ tăng cường hoạt động dẫn đến bệnh về răng miệng và một số bệnh khác. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh nhân đái tháo đường, HIV/AIDS, bởi khi sức đề kháng trên những bệnh nhân này kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh răng miệng phát triển.

Một số bệnh nghiêm trọng có nguyên nhân hoặc liên quan răng miệng:

Bệnh tim mạch và mạch máu: Mối liên hệ giữa răng miệng và mạch máu chưa thực sự rõ ràng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn lan truyền từ ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng qua đường máu tới các vùng gây tắc mạch, tới màng tim gây viêm màng tim, đột quỵ.

Rang mieng va benh toan than anh 1

Răng miệng là nơi xuất hiện các vi khuẩn có hại, gây ra nhiều bệnh liên quan sức khỏe toàn thân. Ảnh: Alphadental.

Viêm phổi: Vi khuẩn ở các ổ nhiễm trùng từ lợi di chuyển vào phổi gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng và viêm phổi.

Loãng xương: Viêm lợi, viêm quanh răng có chung tình trạng mất xương, tiêu xương. Người có tình trạng loãng xương thường bị viêm lợi nhiều hơn.

Phụ nữ có thai và nuôi con bú: Tình trạng lợi viêm sẽ tiến triển nặng hơn ở người có thai và cho con bú.

Đái tháo đường: Sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nguy cơ gây ra bệnh viêm lợi. Tình trạng lợi viêm xuất hiện liên tục và thường xuyên trên bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy, khi lượng đường trong máu cao, tình trạng viêm lợi nặng hơn lên. Tình trạng viêm quanh răng sẽ được cải thiện khi điều chỉnh đường máu về ổn định.

HIV/AIDS: Cũng giống như đau, nhiễm trùng trong răng miệng cũng là một vấn đề cần quan tâm ở nhóm bệnh nhân này.

Bệnh Alzheimes: Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân không thể nhớ vệ sinh răng miệng thường xuyên nên tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Để chăm sóc răng miệng tốt, bạn cần:

- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

- Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày.

- Sử dụng nước súc miệng để lấy các mảng thức ăn còn sót lại sau đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa.

- Thay bàn chải 3 tháng/lần.

- Ăn các loại thức ăn dinh dưỡng hợp lý, ít đường.

- Không hút thuốc lá.

- Đặt lịch khám nha sỹ và lấy cao răng định kỳ.

- Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các bệnh toàn thân, điều trị kịp thời và đúng phác đồ.

- Liên hệ với nha sĩ càng sớm càng tốt khi có vấn đề về răng miệng.

Bài viết do bác sĩ Lê Thị Yến, khoa Răng miệng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cung cấp thông tin.

Cách phân biệt cảm cúm và Covid-19 Dù các triệu chứng khá giống nhau, người dân có thể phân biệt cảm cúm và Covid-19 dựa trên dấu hiệu đau họng ban đầu và mất mùi vị sau khoảng một tuần.

Dịch Covid-19 vẫn phức tạp tại nhiều địa phương

Một số địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong khi tỷ lệ phủ vaccine Covid-19 còn thấp.

BS Lê Thị Yến

Bạn có thể quan tâm