Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Molnupiravir có thể cho hiệu quả tốt hơn với Omicron ở nam giới

Một nghiên cứu trên động vật mới đây cho thấy thuốc kháng virus Molnupiravir có hiệu quả tốt hơn ở nam giới trước biến chủng Omicron.

Song song với vaccine, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, thuốc kháng virus cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ tử vong do nhiễm SARS-CoV-2.

Tháng 12/2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho thuốc kháng virus Molnupiravir sử dụng trên người. Thuốc được sử dụng qua đường uống và có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ diễn biến nặng phải nhập viện.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2021 trên BMJ cho thấy Molnupiravir có khả năng làm giảm tới 50% khả năng nhập viện ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.

Ảnh hưởng của biến chủng mới tới hiệu quả của thuốc

Trên thực tế, ngay từ thời điểm FDA phê duyệt cho thuốc kháng virus Molnupiravir, tổ chức này đã yêu cầu nhà sản xuất và các đơn vị nghiên cứu tiếp tục mở rộng quá trình kiểm tra tính an toàn cũng như hiệu quả của sản phẩm trên.

Các biến chủng mới của SARS-CoV-2 được xác định là có khả năng né tránh miễn dịch từ việc tiêm vaccine hay ở người từng mắc Covid-19. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được ảnh hưởng của các biến chủng mới tới hiệu quả của thuốc kháng virus, trong đó có Molnupiravir.

thuoc dieu tri covid-19 molnupiravir anh 1

Một phần trong quy trình sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir. Ảnh: Merck & Co.

Tiến sĩ Hella Kohlhof, Giám đốc khoa học tại Immunic Therapeutics, cho biết cơ chế hoạt động của Molnupiravir là ức chế một loại enzyme liên quan vòng đời của SARS-CoV-2 trong tế bào nhiễm bệnh.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh phạm vi tác động của Molnupiravir là khá rộng. Do đó, về lý thuyết, hiệu quả của loại thuốc này không bị thay đổi trước các biến chủng của virus như vaccine.

“Với vaccine, để việc tiêm chủng đạt hiệu quả, các nhà sản xuất phải nghiên cứu cụ thể nhất trên một số protein của virus. Trong khi đó, với thuốc kháng virus, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp cận dựa trên vật chủ, tức ở trong tế bào nhiễm bệnh của cơ thể thay vì trực tiếp trên virus”, TS Kohlhof lý giải sự khác biệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, không dễ để tổ chức các dự án thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của thuốc kháng virus đối với mỗi biến chủng mới. Nguyên nhân là việc này tốn rất nhiều thời gian. Giá trị của thử nghiệm này cũng sẽ không còn khi ở thời điểm công bố kết quả, biến chủng mới đó có thể đã chiếm ưu thế trên toàn thế giới.

Từ đây, các nhà khoa học đã phát triển các mô hình nghiên cứu khác như ở tế bào người, động vật… nhằm kiểm tra hiệu quả của thuốc kháng virus với Covid-19.

Sự khác biệt của Molnupiravir trong phản ứng giữa các giới tính trước Omicron

Ở thí nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của Molnupiravir với tế bào của những người nhiễm các biến chủng SARS-CoV-2 khác nhau.

Kết quả cho thấy Molnupiravir có phản ứng tương tự với các biến chủng trong tế bào. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu sâu hơn phản ứng này trên chồn. Kết quả là việc điều trị bằng Molnupiravir làm giảm sự phát tán của virus, từ đó ngăn ngừa khả năng lây lan.

thuoc dieu tri covid-19 molnupiravir anh 2

Molnupiravir cho thấy sự khác biệt về giới tính với biến chủng Omicron trong nghiên cứu trên động vật. Ảnh minh họa: Ziad Ahmed.

Tuy nhiên, một phát hiện khá bất ngờ từ nghiên cứu này là chuột hamster đực có thể trạng tốt hơn giống cái khi được điều trị bằng Molnupiravir sau khi nhiễm biến chủng Omicron.

Sự khác biệt này không xuất hiện với các biến chủng còn lại. Kết quả này cũng khớp với những thử nghiệm trước đó trên người.

Dù vậy, nghiên cứu này không chỉ ra được tác động của giới tính tới kết quả điều trị bằng Molnupiravir.

Tiến sĩ Simon Funnell, Lãnh đạo khoa học của Cơ quan An ninh Y tế Anh, thành viên nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết thêm một hạn chế khác là chuột hamster được sử dụng trong thí nghiệm ở độ tuổi từ 3 đến 10 tháng. Do đó, kết quả cũng có thể chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nhóm trẻ và trưởng thành.

Ông kết luận: “Chuột hamster trong nghiên cứu này không thể hiện được toàn bộ đặc trưng của biến chủng mới SARS-CoV-2. Ngoài ra, chúng ta chưa thể khẳng định được sự gia tăng về độc lực của biến chủng mới. Do đó, không nên vội vàng đánh giá về hiệu quả của vaccine cũng như thuốc kháng virus với Omicron”.

Nhật Bản sắp có vaccine dành riêng cho BA.5 Omicron

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tung ra loại vaccine Covid-19 mới có hiệu quả tốt trong việc chống lại biến chủng Omicron. Vaccine này sẽ ra mắt vào đầu tháng 10.

Triệu chứng dễ nhầm lẫn giữa BA.5 và dị ứng

Chủng BA.5 Omicron có thể gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu phổ biến ở người bị dị ứng.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm