1. Món karaage trứ danh xứ hoa anh đào được chế biến từ loại thịt gì?
Karaage hay tori no karaage là món gà chiên giòn nổi tiếng Nhật Bản. Thành phần chính của món ăn này bao gồm ức gà, trứng, bột chiên hoặc bột khoai tây. Người Nhật thường sử dụng món karaage cho các hộp cơm bento, tức cơm trưa kiểu Nhật. Ảnh: Sweetlovers. |
2. Món cá nóc cực độc, đặc sản ở Nhật Bản có tên gọi là gì?
Fugu là món ăn được chế biến từ loại cá nóc cực độc cùng tên. Độc cá nóc fugu gây liệt cơ, tổn hại hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong chỉ trong vòng 6 giờ. Tuy cực độc và đắt đỏ, món ăn này vẫn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là món fugu sashimi (cá fugu sống). Ảnh: Japanforme. |
3. Người Nhật sử dụng nguyên liệu chính nào để làm nhân của món bánh takoyaki?
Trong tiếng Nhật, tako nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng. Takoyaki là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà hương vị của biển cả. Thành phần của viên bánh tròn này gồm có bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc... Ảnh: Kinoshin. |
4. Món ăn dân dã nikujaga của người Nhật có thành phần chính là gì?
Nikujaga là món ăn của Nhật Bản gồm thịt, khoai tây và hành tây được hầm trong nước sốt đậu nành. Thành phần chính của món ăn này là khoai konnyaku nổi tiếng xứ hoa anh đào. Trong các nhà hàng, nikujaga thường được phục vụ kèm với cơm trắng và súp miso. Ảnh: Yamaknae. |
5. Bánh cá Nhật Bản có tên gọi là gì?
Taiyaki trong tiếng Nhật nghĩa là bánh nướng cá tráp. Món bánh trứ danh đất nước mặt trời mọc này có phần vỏ được làm giống con cá tráp, phần nhân đa dạng các loại mứt như đậu đỏ, trà xanh... hay nhân kem tươi. Ảnh: Nipponkiyoshi.
|
6. Món basashi có nguyên liệu chính là loại thịt gì?
Basashi là món thịt ngựa sống Nhật Bản nhiều người yêu thích. Thịt ngựa được sơ chế, thái mỏng, ăn kèm cùng các loại gia vị và rau thơm. Món ăn này là đặc sản ở nhiều vùng của xứ Phù Tang như Nagato, Oti và Tohoku. Ảnh: K_monmon2. |
7. Thức uống truyền thống của Nhật Bản được làm hoàn toàn từ gạo lên men có tên gọi là gì?
Amazake là loại rượu gạo lên men của Nhật Bản có độ cồn rất thấp, thậm chí không có cồn, vị ngọt. Người ta lọc lấy bã của rượu sake sau khi lên men, trộn với nước và cơm, rồi ủ hỗn hợp này lên men một lần nữa để thành amazake. Khi thành phẩm, amazake có dạng sệt sệt như cháo nhuyễn, vị ngọt, đôi khi còn được dùng làm bột cho trẻ con. Ảnh: Nipponkiyoshi.
|