Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một bệnh viện ở TP.HCM có 250 giường nhưng điều trị 450 người bệnh

Bệnh viện quận Tân Phú có công suất 250 giường, nhưng số lượng bệnh nhân nội trú thường xuyên vượt ngưỡng, lên đến gần 450 người, dẫn đến tình trạng quá tải.

Bệnh viện quận Tân Phú (TP.HCM) thường xuyên tiếp nhận lượng bệnh nhân nội trú gấp đôi công suất. Ảnh: Bệnh viện Tân Phú.

Tại buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM ngày 2/1, đại diện UBND quận Tân Phú cho biết Bệnh viện quận Tân Phú không chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn quận mà còn tiếp nhận bệnh nhân từ các khu vực lân cận như Tân Bình, Bình Tân và quận 1, do chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế hiện nay.

Bệnh viện quận Tân Phú có công suất 250 giường bệnh, nhưng số lượng người bệnh điều trị nội trú thường xuyên lên đến gần 450 người.

"Người bệnh nằm ngoài hành lang rất nhiều," đại diện UBND quận Tân Phú chia sẻ.

Trước tình trạng này, quận Tân Phú đề xuất Sở Y tế TP.HCM tham mưu UBND TP.HCM bố trí kinh phí để sửa chữa và xây mới 2 bệnh viện quận, 11 trạm y tế cùng phòng khám lao và HIV. Đồng thời, tăng cường mua sắm thiết bị cho các trạm y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Hiện mỗi ngày, Bệnh viện quận Tân Phú tiếp nhận từ 3.100-4.000 lượt khám ngoại trú, khiến cả hai mảng ngoại trú và nội trú đều rơi vào tình trạng quá tải.

Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trong năm 2024, ngành y tế thành phố đã đạt nhiều thành quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn.

Một số bệnh viện trên địa bàn như Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang xuống cấp và rơi vào tình trạng quá tải. Sở Y tế đã trình đề án lên HĐND TP.HCM nhằm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, thậm chí xây mới các bệnh viện này để nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển chuyên khoa sâu.

Ngoài ra, thành phố có 7 bệnh viện được UBND TP giao quyền tự chủ tài chính nhóm 1 theo Nghị định 60, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thành lập Hội đồng quản lý bệnh viện cũng như các vấn đề liên quan như tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đề xuất giữ nguyên đội ngũ trạm y tế khi sáp nhập các phường, xã để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

62 bệnh hiếm, hiểm nghèo được 'vượt tuyến', hưởng BHYT 100%

Người mắc bệnh trong danh mục khi được chẩn đoán ở cấp ban đầu có thể đến thẳng cơ sở chuyên sâu khám, chữa bệnh mà không cần giấy chuyển viện, vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.

Một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây giảm lưu lượng máu, dẫn đến tình trạng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng không đủ cho da, gây ngứa, đặc biệt ở cẳng chân và bàn chân.

Chính phủ duyệt phương án sắp xếp 3 bệnh viện Trung ương thuộc Bộ Y tế

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026-2030.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm