Đây là bộ phận bẩn nhất của lợn:
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết phổi lợn hay của bất kỳ loài động vật nào cũng là một trong những cơ quan nội tạng "bẩn" nhất. Phổi chứa vi khuẩn, bụi bẩn, các tạp chất mà cơ quan hô hấp đưa vào. Đây cũng là cơ quan dễ viêm nhiễm nhất. Ảnh: Monnettfarms. |
Chọn phổi lợn như thế nào đảm bảo sức khỏe?
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo chỉ nên ăn phổi khoảng 1 tuần/lần, không ăn nhiều quá và chế biến thật sạch. Cụ thể, rửa phổi dưới vòi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Nên mua phổi tươi, sạch, có màu hồng, không ăn phổi thâm đen, tanh, hôi. Ảnh: Eatdays. |
Bộ phận của lợn chứa nhiều kim loại nặng, chất kích thích tăng trưởng?
Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, cho biết gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, chúng không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại. Ảnh: Thepaper. |
Chế biến gan lợn như thế nào để bớt gây hại?
Gan lợn chứa nhiều thành phần độc hại, vì vậy, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt người lớn tuổi. Trước khi ăn, gan cần ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín. Ảnh: Thepaper. |
Bạn dễ bị vấn đề này khi ăn nội tạng lợn nhiễm bẩn:
Thông thường, nội tạng động vật chế biến không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người. Đặc biệt, nội tạng lợn không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Ảnh: Istockphoto. |
Ai không nên ăn lòng lợn?
Người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, người cao tuổi, đang mang thai... không nên ăn lòng lợn, cũng như nội tạng động vật. Ảnh: VinWonders. |
Dưỡng chất có trong óc lợn có thể gây xơ vữa động mạch?
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, óc có hàm lượng cholesterol rất cao. 100 g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol, chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100 g óc, lượng cholesterol cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Ảnh: Hockshing. |