![]() |
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tích cực. Ảnh: Nguyễn Thuận. |
Tính từ đầu năm đến hết tuần vừa qua, tình hình sốt xuất huyết tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp với tổng cộng 15.546 ca mắc được ghi nhận, tăng 159% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng khu vực TP.HCM cũ đã ghi nhận 11.914 ca, con số này cao hơn 167,1% so với cùng kỳ. Đáng lo ngại là trong số đó, có 222 ca chuyển nặng và đã có 6 trường hợp không qua khỏi.
Tương tự, tại tỉnh Bình Dương cũ, số ca mắc là 2.695, tăng 148% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có 65 ca chuyển nặng, cao gấp 5 lần cùng kỳ và 3 trường hợp đã không may thiệt mạng. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũ cũng ghi nhận mức tăng nhanh với 929 ca mắc, tăng 109,2% và ghi nhận 1 trường hợp không qua khỏi.
Tổng cộng trên toàn khu vực, đã có 10 trường hợp không qua khỏi do sốt xuất huyết.
Giải thích về tình trạng gia tăng số ca mắc từ đầu tháng 6, ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết TP.HCM đang bước vào cao điểm mùa mưa, thời điểm thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sôi và phát tán mạnh. Nếu không kiểm soát tốt các ổ lăng quăng và điểm nguy cơ, số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Trong khi sốt xuất huyết đang là mối lo ngại hàng đầu, tình hình dịch bệnh tay chân miệng lại có dấu hiệu giảm bớt sau khi học sinh nghỉ hè. Đồng thời, dịch Covid-19 cũng đang hạ nhiệt dần sau đợt tăng nhẹ hồi đầu tháng 6 do sự xuất hiện của biến thể mới NB.1.8.1. Trong tuần vừa qua, cả TP.HCM ghi nhận 5 ca mắc Covid-19.
Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngành y tế đã xác định hai mục tiêu trọng tâm trong công tác ứng phó: một là hạn chế số ca mắc mới và hai là giảm thiểu số trường hợp không qua khỏi.
Để đạt được điều này, Sở Y tế cùng chính quyền các địa phương đã và đang tích cực triển khai các hoạt động giám sát tại các điểm nguy cơ, đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ với sự phối hợp chặt chẽ từ trung tâm y tế, cộng tác viên sức khỏe và các đơn vị liên quan.
Người dân được khuyến khích chủ động loại bỏ các nơi đọng nước trong nhà, nơi muỗi vằn thường đẻ trứng. Ngoài ra, người dân cũng có thể phản ánh trực tiếp những điểm nguy cơ chưa được xử lý thông qua ứng dụng "Y tế trực tuyến". Khi nhận được thông tin, ngành y tế sẽ nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, các chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường cũng được duy trì thường xuyên nhằm ngăn ngừa sự phát sinh của lăng quăng và muỗi truyền bệnh, tạo môi trường sống an toàn cho cộng đồng.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.