Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một trường cho sinh viên trượt môn nếu thi học kỳ dưới 3 điểm

Quy định này được nhà trường áp dụng từ học kỳ 2 năm học 2022-2023 cho tất cả sinh viên.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM áp dụng quy định điểm liệt từ học kỳ 2 năm học 2022-2023. Ảnh: UTE.

Sáng 23/12, Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đăng bài thông báo với nội dung: "Từ học kỳ 2 năm học 2022-2023 trở đi, sinh viên có điểm thi cuối kỳ nhỏ hơn 3 sẽ bị điểm liệt. Áp dụng cho sinh viên toàn trường".

Dưới bài đăng của trường, nhiều sinh viên bình luận ủng hộ, cho rằng quy định này sẽ đảm bảo tính công bằng cho tất cả sinh viên đang học tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Một số sinh viên khác đặt câu hỏi vì sao nhà trường không áp dụng quy định ngay từ đầu năm học mà lại để đến học kỳ 2 mới áp dụng.

Trao đổi với Zing, ông Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết thực tế, quy định về điểm liệt đã được nhà trường áp dụng với sinh viên khóa 20 trở về trước.

Theo ông Hải, quy định này được áp dụng nhằm đảm bảo tính công bằng cho tất cả sinh viên. Hiện nay, sinh viên có hai đầu điểm là điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Nếu điểm quá trình cao (ví dụ 10 điểm), trong khi điểm cuối kỳ thấp (ví dụ 0 điểm), sinh viên vẫn có thể qua môn nếu tính trung bình hai đầu điểm.

Việc sinh viên đạt 0 điểm cuối kỳ mà vẫn qua môn là vô lý, buộc nhà trường phải đánh giá lại điểm quá trình của sinh viên cao như vậy là đã phù hợp hay chưa. Ngoài ra, nhà trường áp dụng quy định để ngăn tình trạng sinh viên có điểm quá trình cao, bỏ thi cuối kỳ mà vẫn qua môn.

"Một lý do nữa nhà trường áp dụng quy định này là để sinh viên nỗ lực hết mình trong mỗi lần thi, giống như một bài tập dượt để sau này các em đi làm có thể đối mặt với những khó khăn, thử thách", ông Hải nêu.

Giải đáp thắc mắc của sinh viên vì sao trường không áp dụng quy định từ học kỳ 1 mà lại để đến học kỳ 2, ông Hải cho biết học kỳ 1 vừa rồi trường vẫn tuân thủ quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2021.

Cụ thể, quy chế nêu mỗi học phần của sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ từ A đến F. Sinh viên có điểm học phần dưới 4, tức điểm F, mới bị tính là không qua môn.

Học kỳ vừa qua, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã áp dụng quy chế này của bộ nhưng trường nhận thấy có nhiều bất cập và lỗ hổng trong việc đánh giá sinh viên. Vì thế, trường quyết định áp dụng quy định trên để đảm bảo chất lượng đào tạo cho tất cả sinh viên.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

ĐH Bách khoa Hà Nội rút ngắn thời gian làm bài thi đánh giá tư duy

Theo thông báo của nhà trường, bắt đầu từ năm 2023, bài thi đánh giá tư duy sẽ diễn ra trong 150 phút, ít hơn 120 phút so với cấu trúc cũ.

Thái An

Bạn có thể quan tâm