Cuối thu là thời điểm bắt đầu mùa hồng vàng ở Trung Quốc. Những trái hồng chín mọng, treo trên cành khẳng khiu tựa hàng nghìn lồng đèn nhỏ, tô điểm thêm vẻ yên bình của miền quê.
Cuối thu, đầu đông, khi cành cây còn trơ lại vài chiếc lá, mùa hồng vàng ở Trung Quốc bắt đầu. Tùy theo vị trí địa lý của từng vùng, hồng có thể chín sớm hoặc muộn. Theo South China Morning Post, hồng thường chín vào cuối thu và có thể ở trên cây đến mùa đông. Ảnh: Shutterstock.
Trong quá khứ, hồng được coi là cây lương thực quan trọng ở vùng Đông Á. So với táo, hồng có hàm lượng chất xơ và một số khoáng chất cao hơn. Ảnh: SkyPixel.
Tại Trung Quốc, đây là loại quả được nhiều người ưa thích. Theo Cơ sở Dữ liệu Thống kê Doanh nghiệp của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAOSTAT), sản lượng hồng ở quốc gia này cao nhất thế giới, đạt 4,2 triệu tấn vào năm 2017. Phần lớn trong số đó được sấy khô trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: SkyPixel.
Hồng khô trong tiếng Trung gọi là Shibing. Nghề làm hồng truyền thống của Trung Quốc có lịch sử hàng nghìn năm. Ảnh: SkyPixel.
Theo những nghệ nhân trong nghề, người ta chỉ thu hoạch quả để làm hồng khô sau tiết sương giáng (khoảng từ 23/10-6/11). Khi đó, hồng mới chín hoàn toàn và đạt hàm lượng đường cao nhất. Thời gian thu hoạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ảnh: Rongmao Yang.
Sau khi thu hoạch, người ta phải gọt vỏ. Trước đây, họ phải làm công việc này bằng tay. Tuy nhiên, hiện tại, họ có thể dùng máy. Sau khi gọt vỏ, người làm phơi hồng dưới ánh sáng mặt trời. Thời gian làm hồng khô có thể kéo dài 2 tháng. Ảnh: SkyPixel.
Không phần nào của quả hồng bị bỏ phí. Những người dân trong vùng dùng vỏ hồng làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Reuters.
Hiện tại, quả hồng là một trong những sản phẩm quan trọng đối với kinh tế nông thôn Trung Quốc. Ảnh: SkyPixel.
Chỉ với một số nguyên liệu đơn giản như bột mì và bạch tuộc, người Nhật đã sáng tạo ra takoyaki, một trong những món ăn đường phố nổi tiếng nhất ở xứ hoa anh đào.