Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mua nhà 3 tỷ không được vào: 'Chúng tôi sai nhưng vì tình mới vậy'

Liên quan đến vụ ông Cường mua nhà 3 tỷ nhưng không được ở, lãnh đạo Điện lực và Xí nghiệp cấp nước Sơn Trà thừa nhận đã sai khi không dừng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu chủ nhà.

Chuyên gia luật bức xúc vì dân mua nhà 3 tỷ nhưng không được ở Theo luật sư Đỗ Pháp, bà Huệ không trả lại ngôi nhà và đất cho ông Cường là không đúng với luật pháp quy định.

Liên quan vụ ông Đặng Ngọc Cường (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) mua ngôi nhà hợp pháp nhưng bị người khác chiếm dụng trái phép, phóng viên có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Xí nghiệp Cấp nước và Điện lực quận Sơn Trà, chiều 21/4.

'Quận có văn bản chỉ đạo như trên là trái luật'

 "Để đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra sau này, ông Cường nên có văn bản đề nghị Xí nghiệp cung cấp nước và Điện lực dừng việc cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp, hai đơn vị không thực hiện yêu cầu trên thì phải có văn bản cam kết sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra những phát sinh hoặc sự cố", luật sư Đỗ Pháp tư vấn. 

Trong hồ sơ pháp lý, ngôi nhà này do vợ chồng ông Cường đứng tên chủ sở hữu. Chủ tịch UBND và các phòng ban chuyên môn của quận Sơn Trà đều thừa nhận ông Cường mua nhà đúng pháp luật.

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, ông Cường ký hợp đồng mua - bán điện, nước với Xí nghiệp cấp nước và Điện lực Sơn Trà.

Sau đó, ông Cường dọn đến ở nhưng không được vì trong ngôi nhà trên có 9 người của gia đình bà Huệ vẫn đang trú ngụ. Bức xúc, chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu hai đơn vị trên dừng việc bán điện và nước tại ngôi nhà số 32 Nguyễn Thị Định. Mục đích của việc làm này là để gia đình bà Huệ không có điện và nước sinh hoạt rồi rời khỏi ngôi nhà trên.

Thực hiện yêu cầu trên, Xí nghiệp cấp nước Sơn Trà đã dừng việc cung cấp nước tại ngôi nhà 32 Nguyễn Thị Định. Điện lực Sơn Trà cũng đang làm các thủ tục để cắt điện ở ngôi nhà nói trên.

Mua nha 3 ty nhung khong duoc o anh 1
Theo ông Cường (bên phải), ông Tĩnh ký văn bản trên đồng nghĩa với việc quận đang có động thái “tiếp tay” để bà Huệ liều lĩnh ở lại ngôi nhà số 32 Nguyễn Thị Định.

 

Ảnh: Đoàn Nguyên.

Tuy nhiên, ngày 17/2, ông Phan Tất Tĩnh, Phó chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà, lại có văn bản đề nghị Xí nghiệp cấp nước và Điện lực Sơn Trà cấp nước, điện trở lại cho gia đình bà Huệ sử dụng.

Nhận được văn bản trên, hai đơn vị này không quan tâm đến những yêu cầu của chủ hợp đồng (tức ông Cường) mà vẫn cung cấp điện, nước trở lại. Theo ông Cường, ông Tĩnh ký văn bản trên đồng nghĩa với việc quận đang có động thái “tiếp tay” để bà Huệ ở lại ngôi nhà số 32 Nguyễn Thị Định.

Trao đổi với Zing.vn, Luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư Đà Nẵng), cho rằng hợp đồng mua bán điện, nước được ký kết giữa ông Cường và hai đơn vị nói trên vẫn đang có giá trị. Do đó, ông Cường có quyền yêu cầu Xí nghiệp cấp nước và Điện lực Sơn Trà thôi cung cấp dịch vụ - nếu cảm thấy cần thiết.

"Việc quận có văn bản chỉ đạo như trên là trái luật dân sự. Còn Xí nghiệp cấp nước và Điện lực Sơn Trà không thực hiện theo yêu cầu của ông Cường là sai quy định", luật sư phân tích.

'Vì cái tình nên chúng tôi mới làm vậy'

 

Trao đổi với Zing.vn liên quan đến sự việc, ông Phạm Xuân Thọ, Giám đốc Xí nghiệp cấp nước Sơn Trà thừa nhận đơn vị cung cấp nước trở lại cho ngôi nhà 32 Nguyễn Thị Định là sai. Theo vị này, lý do là đơn vị nhận được văn bản chỉ đạo do UBND quận Sơn Trà gửi xuống.

"Xét thấy, quận có ý kiến và nể tình chuyện gia đình bà Huệ có đến 9 người ở trong ngôi nhà trên nên chúng tôi cung cấp nước trở lại. Về lý thì chúng tôi đã sai, nhưng cũng chỉ vì cái tình nên chúng tôi mới làm vậy", ông Thọ phân trần.

Trước câu hỏi giả thuyết nếu sau này chi phí phát sinh tiền nước lên đến vài chục, thậm chí cả trăm triệu mà bà Huệ không trả, đơn vị tìm ai để đòi tiền? Ông Thọ tỏ ra lo lắng: "Vấn đề anh nói, chúng tôi cũng đang trăn trở. Nếu căn cứ theo hợp đồng thì ông Cường là người trả số tiền này. Nhưng thực tế, vụ việc này đang có rắc rối nên chúng tôi sẽ tìm bà Huệ để thanh toán công nợ nếu có phát sinh".

Mua nha 3 ty nhung khong duoc o anh 2
Dù mua nhà hợp pháp (ngôi nhà thứ 2 bên phải sang) nhưng ông Cường vẫn chưa thể vào ở. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Trước câu hỏi trong trường hợp không tìm được bà Huệ hoặc tìm được nhưng người phụ nữ này không trả tiền thì (bởi thực tế bà này không đứng tên trong hợp đồng mua bán) thì đơn vị xử lý ra sao? Vị lãnh đạo phân trần: "Khi đó anh em tôi phải bỏ tiền túi ra trả chứ biết sao bây giờ".

Cũng liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc làm việc với ông Hồ Lê Duy, Phó giám đốc Điện lực Sơn Trà. Ban đầu, vị này không thừa nhận đơn vị đang bán điện cho ông Cường nên không thực hiện việc cắt điện theo yêu cầu của người này.

Sau khi phóng viên đưa ra bằng chứng chứng minh hợp đồng mua bán điện được ký kết giữa ông Cường (chủ hộ 32 Nguyễn Thị Định) và ông Huỳnh Văn Chèo (Giám đốc Điện lực Sơn Trà) vẫn đang còn hiệu lực, thì ông Duy nói: Đơn vị đã cử người xuống hiện trường kiểm tra nhưng gia đình bà Huệ luôn đóng cửa nên không thể vào bên trong để cắt điện.

"Do không vào trong để chốt số liệu công tơ (đồng hồ đo điện) nên chúng tôi không thể cắt điện ở địa chỉ trên", ông Duy lý giải.

Với câu hỏi nếu xảy ra phát sinh chi phí tiền điện ở ngôi nhà 32 Nguyễn Thị Định, đơn vị sẽ tính ra sao, ông Duy nói: "Số tiền này bà Huệ phải trả. Trong trường hợp bà này không trả thì chúng tôi sử dụng khoản "kinh phí rủ ro" của ngành điện để bù vào".

Ông Phó giám đốc Điện lực Sơn Trà cũng thừa nhận chưa tính đến tình huống nếu xảy ra cháy tại ngôi nhà gây thiệt hại lớn thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm.

Căn nhà và đất ở số 32 Nguyễn Thị Định là tài sản của bà Mai Thị Huệ. Tháng 2/2011, bà này bán lại cho vợ chồng ông Phạm Phú Sơn và bà Nguyễn Thị Kiều Ngọc Diễm (trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) với giá 2,4 tỷ đồng.

Sau đó ông Sơn, bà Diễm bán lại cho ông Lương. Đầu năm 2017, ông Lương bán nhà và đất cho vợ chồng ông Cường với giá gần 3 tỷ đồng.

Tất cả 3 lần mua bán, đều đã được Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất cho người mua lại.

Sau khi mua lại căn nhà trên, ông Sơn đã cho bà Huệ thuê lại thời hạn 1 năm với giá 9 triệu đồng/tháng (3 tháng trả tiền 1 lần). Thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 21/2/2011 đến 21/2/2012. Tuy nhiên, khi trả tiền thuê nhà được 6 tháng thì bà Huệ không trả nữa.

Ngày 20/2/2012, ông Sơn yêu cầu bà Huệ phải dọn ra khỏi nhà, nhưng người phụ nữ này vẫn không chịu. 

Vụ mua nhà 3 tỷ không được vào: 'Không có luật pháp nào cứng nhắc thế'

Luật sư đặt câu hỏi: Nếu không tìm thấy ông Sơn thì ông Cường bị mất nhà? Và nếu bà Huệ viện dẫn luật và không chịu ra khỏi nhà thì các cơ quan chức năng cũng bó tay?

Đà Nẵng lên tiếng vụ mua nhà 3 tỷ nhưng không được vào ở

Chủ tịch UBND quận Sơn Trà nói rằng quận không bao che để cho bà Huệ chiếm dụng nhà của ông Cường. Cơ quan thi hành án thì nói việc cưỡng chế ngôi nhà đang gặp khó khăn.

Mua nhà gần 3 tỷ nhưng không được vào ở

Tháng 1, ông Cường mua ngôi nhà 3 tầng với số tiền gần 3 tỷ đồng ở quận Sơn Trà. Khi dọn đồ đến ngôi nhà trên, chủ sở hữu mới biết tài sản của mình bị người khác chiếm.

 



Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm