Hàng năm, khoảng đầu tháng 5 tới cuối tháng 6, trường học ở châu Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc ngừng hoạt động để học sinh tìm đông trùng hạ thảo trên núi.
|
Ngọc Thụ là khu vực tự trị của dân tộc Tạng. Săn đông trùng hạ thảo là một trong những công việc giúp các gia đình ở đây tăng thu nhập. Học sinh thường theo cha, mẹ lên núi để tìm đông trùng hạ thảo.
|
|
Từ sáng sớm, hai học sinh và cha leo lên ngọn núi có độ cao khoảng 4.500 m thuộc cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng. Họ quan sát kỹ từng đám cỏ để tìm "sâu vàng", tên phổ biến mà người dân sử dụng để gọi đông trùng hạ thảo.
|
|
Từ hàng nghìn năm qua, người dân Trung Quốc luôn coi đông trùng hạ thảo là dược liệu quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh nan y. Đông trùng hạ thảo trên núi ở Ngọc Thụ và cao nguyên Tây Tạng thuộc nhóm sản phẩm tốt nhất thế giới.
|
|
Đứa trẻ vui khi phát hiện "chiến lợi phẩm". Sau đó, em cuộn nó trong một miếng vải rất cẩn thận. Nếu may mắn, hai em có thể tìm thấy vài con trong một giờ, nhưng cũng có thể chúng sẽ về nhà với đôi bàn tay trắng. |
|
Cha của hai em mang theo dụng cụ để xới cỏ, tìm "sâu vàng".
|
|
Săn đông trùng hạ thảo là công việc nguy hiểm, bởi hàng loạt sự cố có thể xảy ra trên núi, như ngã, đá lăn, sét đánh... Năm ngoái, một học sinh 7 tuổi tử vong vì sét khi tìm đông trùng hạ thảo.
|
|
Sau khi đem "sâu vàng" về nhà, bọn trẻ dùng bàn chải để phủi đất, bụi ra khỏi sâu. Chúng phải thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng, bởi nếu sâu gãy, nó sẽ trở nên vô giá trị. Phụ huynh của các em có thể bán cho những người thu gom đông trùng hạ thảo, hoặc mang tới các cửa hàng gần nhà. Thậm chí, nhiều người còn rao bán sản phẩm trên các mạng xã hội như Weibo hay WeChat.
|
Nguyễn Sương
Ảnh: China News
Học sinh
đông trùng hạ thảo
Ngọc Thụ
Thanh Hải
học sinh
trường
kỳ nghỉ
núi
cao nguyên
Tây Tạng
cha
dân tộc
Tạng
dược liệu
bệnh