Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ phẩm nhái Hàn Quốc tràn lan ở Trung Quốc

Việc nhái lại các mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc rồi đem bán với giá thấp trở thành hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.

Mỹ phẩm Hàn Quốc ngày càng bị đạo nhái nhiều, Điều này khiến cả khách hàng lẫn các doanh nghiệp Hàn Quốc lo sợ. Ảnh: Shutterstock.

Theo cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, các hãng mỹ phẩm nước này đang phải vật lộn vì bị đạo nhái nhãn hiệu và thiết kế ngày càng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Năm ngoái, Trung Quốc là nước có nhiều trường hợp làm giả mỹ phẩm Hàn Quốc nhất, với tổng số 2.920 vụ. Indonesia đứng thứ 2 với 840 trường hợp, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan.

Các công ty Hàn Quốc đang kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ này, nhưng nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia trên lại thờ ơ trước vấn đề. Những nơi sản xuất hàng kém chất lượng sẽ nhái lại hình ảnh hoặc bao bì của thương hiệu và bán chúng với giá thấp hơn.

Ví dụ điển hình là vụ đạo nhái của công ty Pony Clio của Trung Quốc. Công ty này sao chép thiết kế của bảng mắt Eye Palette và cushion Kill Cover thuộc hãng Clio (Hàn Quốc). Pony Clio giữ nguyên tên của sản phẩm Eye Palette và chỉ chỉnh sửa một chút tên cushion thành Kiss Cover rồi đem bán ngoài thị trường.

my pham anh 1

Ảnh bên trái là sản phẩm gốc của hãng Clio và bên phải là sản phẩm cushion Kiss Cover giả mạo của công ty Trung Quốc Pony Clio. Ảnh: Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc.

Theo Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc, sản phẩm 99% Aloe Gel của công ty mỹ phẩm Hàn Quốc Holika Holika cũng bị đạo nhái.

Những người bán hàng Trung Quốc đã nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu của các sản phẩm giả. Họ cũng lấy được chứng nhận an toàn vệ sinh của chính phủ vì họ biết nhiều hơn về thủ tục cấp chứng nhận vệ sinh khó khăn của Trung Quốc.

Ngược lại, các công ty Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc xin chứng nhận vệ sinh từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vì họ được yêu cầu phải liệt kê tất cả thành phần cũng như công nghệ trong sản phẩm. Quá trình này thực sự rất phức tạp.

Ở Trung Quốc, số lượng các nhà sản xuất đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm nhái lại vẫn tăng lên trong 3 năm qua.

Sau đó, họ sẽ bán lại bản quyền nhãn hiệu đó cho chính các công ty Hàn Quốc hoặc sử dụng để bán các sản phẩm giả mạo dưới dạng hàng chính hãng cho người tiêu dùng ở Trung Quốc.

Điều này khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc khó bán sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ chính thức. Nó đồng nghĩa với việc họ phải phụ thuộc vào các kênh mua sắm trực tuyến của Hàn Quốc hoặc những người bán hàng Trung Quốc.

my pham anh 2

Các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc lo ngại khi thấy lượng đơn hàng giảm đi do hàng giả bán phá giá. Ảnh: Bustle.

Viên chức đó cho biết thêm lý do chính của việc này là những người bán hàng nội địa sẽ trưng bày các sản phẩm gốc của hãng cho khách hàng nhưng lại bán cho khách hàng nhái.

Hiện tại, các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc không thể làm gì nhiều. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các kênh bán hàng trực tuyến không chính thức ở Trung Quốc và báo cáo chúng.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Hàng nghìn hộp mỹ phẩm giả nhãn mác nước ngoài ở TP.HCM bị niêm phong

Đoàn kiểm tra Thanh tra Sở Y tế TP.HCM thu giữ, niêm phong hàng nghìn hộp mỹ phẩm có dấu hiệu giả nguồn gốc, xuất xứ.

Phương Hà

Bạn có thể quan tâm