Loại thuốc này đang trong quá trình thử nghiệm trực tiếp trên người, kết quả sẽ được công bố vào đêm nay.
Các nhà khoa Mỹ tin tưởng từ nghiên cứu mới nhất này thì bệnh ung thư sẽ bị khống chế sau khi tiến hành nhiều bước xét nghiệm cẩn thận cho thấy cách mà loại thuốc này ngăn ngừa khối u lành tính thành khối u ác tính.
Các nhà khoa học hiện nay tin rằng một loại protein xấu làm tế bào nhân đôi và lan rộng, tấn công cơ thể cũng như tàn phá các cơ quan nội tạng quan trọng của bệnh nhân.
Hầu hết khối chỉ trở nên nguy hiểm khi chúng lan rộng, một quá trình được gọi là di căn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới về ung thư tuyến tiền liệt cho thấy phương pháp điều trị ung thư nên chỉ đơn giản là biện pháp “vô hiệu” tế bào ung thư bằng DNA-PKcs.
Đêm nay, các chuyên gia sẽ công bố hiệu quả của loại thuốc trị ung thư mới giết chết 160.000 người Anh/năm.
TS.BS Karen Krudsen, giáo sư sinh học ung thư Đại học Thomas Jefferson (Mỹ), nơi nghiên cứu đang được tiến hành cho biết: “việc tìm ra cách khống chế hoặc ăn chặn di căn ung thư từng có kết quả không tốt”.
“Chúng tôi phát hiện một phân tử gọi là DNA-PKcs có thể cung cấp cho chúng ta giải pháp ngăn chặn di căn ngay từ khi nó bắt đầu”, ông Karen phát biểu.
“Những kết quả này cho thấy DNA-PKcs là một điều chỉnh quan trọng để ngăn chặn di căn ung thư tiền liệt tuyến”, ông Karen cho biết thêm.
Di căn được coi là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư khi khối u đột biến làm tế bào di chuyển nhiều hơn, có thể xâm nhập vào mạch máu, hủy hoại phổi, gan và các cơ quan nội tạng khác.
DNA-PKcs là một loại enzyme có thể sửa chữa các sợi DNA bị vỡ hoặc đột biến trong tế bào ung thư. Bởi vì tế bào ung thư thường tự hủy để tự nuôi sống nó.
Thí nghiệm trên chuột để so sánh kết quả với ung thư tiền liệt tuyến ở người cho thấy, loại enzym này ngăn chặn được khối u ác tính.
Những phân tích mẫu tế bào từ 232 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tiết lộ ức chế hiệu quả di căn.
Tiến sĩ Knudsen vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi về bước đánh giá lâm sàng trong thời gian tới đối với DNA-PKcs tại cơ sở y tế cụ thể”.