Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam Định dẫn đầu về tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ sàn trở lên

Theo thống kê, Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ 15,5 trở lên. Trong đó, tỉnh này đứng thứ nhất ở 3 tổ hợp A, A1 và B.

Sáng 12/7, Bộ GD&ĐT thống nhất ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm nay là 15,5 điểm cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Thống kê dựa trên dữ liệu do bộ cung cấp cho thấy tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên sàn ở các tổ hợp cơ bản dao động từ hơn 45% đến gần 61%. Trong đó, khối A có tỷ lệ đạt sàn cao nhất, 60,89%, tỷ lệ thấp nhất thuộc về khối D với 45,96%.

diem san 2017 anh 1
Thống kê số thí sinh đạt và không đạt điểm sàn (15,5 điểm) ở 5 tổ hợp khối thi cơ bản. Nguồn phân tích từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Nguyễn Sương.

Thống kê theo từng địa phương, Nam Định dẫn đầu với tỷ lệ đạt sàn khối A là 81,27% (đứng thứ nhất), khối A1 là 76,38% (đứng thứ nhất), khối B là 77,38% (đứng thứ nhất), khối C là 71,07% (đứng thứ 7) và khối D là 66,95% (đứng thứ 3).

Trong khi đó, Hà Giang và Sơn La là hai tỉnh có tỷ lệ thí sinh đạt sàn thấp nhất. Cụ thể, Hà Giang đứng thứ 63 ở tỷ lệ đạt sàn khối A (23,68%), khối A1 (19,85%), khối B (22,885). Sơn La xếp cuối ở khối C (33,54%) và khối D (10,685).

Xét theo tổ hợp môn, ở khối A, tỷ lệ đạt sàn chung cả nước là 60,89%. 36 tỉnh thành có tỷ lệ thí sinh đạt điểm 3 môn Toán, Lý, Hóa từ 15,5 trở lên thấp hơn trung bình chung cả nước.

5 địa phương dẫn đầu là Nam Định (81,27%), Hà Nam (80,36%), Bắc Ninh (79,91%), Vĩnh Phúc (76,05%) và Ninh Bình (74,97%).

5 tỉnh xếp cuối ở tổ hợp này là Hà Giang (23,68%), Sơn Là (25,17%), Cao Bằng (25,53%), Hòa Bình (26,98%), Bắc Kạn (31,85%).

diem san 2017 anh 2
5 tỉnh có số thí sinh khối A đạt từ điểm sàn trở lên cao nhất và thấp nhất. Ảnh: Nguyễn Sương.

Tổ hợp A1 có 58,37% thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng có đến 38 tỉnh thành có tỷ lệ thấp hơn trung bình chung cả nước.

Ở khối thi này, Nam Định tiếp tục đứng đầu. Đứng thứ hai là Bắc Ninh (75,16%). TP.HCM xếp thứ 3 với 72,28% thí sinh đạt sàn. Hai tỉnh Hà Nam, Hải Phòng xếp thứ 4, 5 với tỷ lệ lần lượt là 71,59% và 70,97%.

diem san 2017 anh 3
Nam Định là tỉnh có nhiều thí sinh khối A1 đạt từ điểm sàn trở lên nhất. Ảnh: Nguyễn Sương.

Trong khi đó, các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn có tỷ lệ thí sinh đạt từ 15,5 điểm với tổ hợp A1 khá thấp, dưới 20%.

Tổ hợp xét tuyển Toán, Hóa, Sinh có tỷ lệ thí sinh đạt sàn khoảng 56,37%. Cả nước có 34 địa phương nằm dưới mức trung bình chung.

Ngoài Nam Định dẫn đầu, tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh cũng có tỷ lệ thí sinh đạt sàn khá cao, lần lượt là 75,62% và 74,21%. Hai tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình xếp thứ 4, 5 với tỷ lệ lần lượt là 73,45% và 71,33%.

Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn cũng là 5 địa phương xếp cuối về tỷ lệ thí sinh đạt sàn ở khối B.

Cụ thể như sau:

diem san 2017 anh 4
Thống kê tỷ lệ đạt điểm sàn khối B của 10 tỉnh thành. Ảnh: Nguyễn Sương. 

Với điểm sàn 15,5, 58% thí sinh cả nước đạt từ mức điểm này trở lên ở khối C. Tuy nhiên, 32 địa phương có tỷ lệ thấp hơn trung bình chung.

Bảng xếp hạng địa phương ở tổ hợp thi này có sự thay đổi so với 3 tổ hợp trước khi An Giang dẫn đầu với tỷ lệ đạt 78,83%. Các tỉnh xếp sau đó là Ninh Bình (73,92%), Bình Dương (73,76%), Bạc Liêu (73,06%) và Hà Nam (72,31).

Đây cũng là tổ hợp duy nhất Nam Định không nằm trong top 5 tỉnh thành có tỷ lệ thí sinh đạt sàn cao nhất.

5 địa phương đứng cuối là Sơn La (33,54%), Hà Giang (34,18%), Lai Châu (40,15%), Đắk Lắk (42,07%).

Văn, Sử, Địa là tổ hợp có tỷ lệ thí sinh đạt sàn chênh lệch giữa địa phương đứng đầu và đứng cuối nhỏ nhất, 45,30%.

diem san 2017 anh 5
An Giang có nhiều thí sinh khối C đạt từ điểm sàn lên nhất. Ảnh: Nguyễn Sương.

Trong khi đó, khối D lại là tổ hợp chênh lệch lớn nhất giữa địa phương đứng đầu - TP.HCM đạt 73,53% - và địa phương đứng cuối là Sơn La (10,68%)

Tỷ lệ thí sinh đạt sàn khối D của 5 tỉnh thành đứng đầu và 5 tỉnh thành xếp cuối cùng cả nước như sau:

diem san 2017 anh 6

Trong khi đó, nếu xét theo vùng kinh tế, Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực có tỷ lệ đạt sàn khá cao. 

Đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu ở tổ hợp A, B với tỷ lệ lần lượt là 69,46% và 64,71%. Đông Nam Bộ đứng đầu ở tổ hợp A1 (68,71%) và 63,77%). Trong khi đó, ở khối C, Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ thí sinh đạt sàn cao nhất - 64,57%.

Ngược lại, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ thí sinh đạt sàn thấp, thậm chí xếp cuối ở 4 trên 5 tổ hợp, bao gồm A (48,41%), A1 (43,64%), B (46,43%) và D (27,19%).

Riêng ở khối C, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ xếp cuối với chỉ 52,15% thí sinh trên địa bàn đạt từ 15,5 điểm trở lên.

Những lưu ý sau khi biết điểm sàn

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Dự kiến ngày 1/8, các trường đại học công bố kết quả trúng tuyển.

Chậm nhất ngày 2/8, thí sinh sẽ biết điểm thi phúc khảo. Hệ thống dữ liệu của Bộ GD&ĐT sẽ cập nhật cho thí sinh. Thí sinh cũng được quyền phúc khảo bài thi. Theo quy định, thời gian phúc khảo từ 8/7 đến 17/7. Thí sinh làm đơn, nộp tại nơi đăng ký dự thi.

Cùng với việc công bố điểm sàn, Bộ cũng công bố kết quả xét tốt nghiệp và tiến hành trả giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

Nếu chưa trúng nguyện vọng một, thí sinh có thể được xét các nguyện vọng bổ sung.

Xem chi tiết tại đây.

Học sinh nói gì về 'mưa điểm 10' Theo nhiều học sinh, "mưa điểm 10" khiến các em lo lắng về việc xét tuyển vào đại học.

Sau khi có điểm sàn, thí sinh cần làm gì?

Sau khi biết ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn), thí sinh có quyền phúc khảo bài thi, điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp với tình hình tuyển sinh chung của trường.






Nguyễn Sương - Minh Hà

Video: Quang Anh

Bạn có thể quan tâm